Sảy thai là gì và cách phòng tránh trong 3 tháng đầu

Sảy thai là một điều mà bất kỳ ai cũng không mong muốn sẽ xảy ra. Bởi đây là cú sốc kinh khủng với nhiều người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về hiện tượng này. Hãy để bài viết dưới đây cung cấp tất tần tật thông tin về sảy thai, cũng như cách phòng tránh cho các bạn nhé! 

1. Sảy thai là gì?

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe đến cụm từ “sảy thai” nhưng lại không biết chính xác về khái niệm này. Thực ra, đây là tình trạng thai nhi bị mất trước tuần 20 của thai kỳ. Còn sau tuần 20, sẽ được gọi là lưu thai. Theo thống kê mới nhất, có khoảng 10-15% tổng số thai kỳ bị sảy thai. Trong đó, 80% các ca xảy ra trước tuần thứ 12 của thai kỳ.

Đừng bỏ lỡ: Những dấu hiệu đầu tiên của việc có thai

Hiện tượng sảy thai
Hiện tượng sảy thai

2. Nguyên nhân nào gây sảy thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sảy thai. Tùy theo cơ địa của từng mẹ bầu sẽ có những nguyên nhân khác nhau. 

Thông thường, nếu thai nhi bị mất trong 3 tháng đầu sẽ là do thai nhi có vấn đề. Còn xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2 thì lý do thường xuất phát từ phía người mẹ.

Trong vô vàn những nguyên nhân ấy thì có một số nguyên nhân phổ biến như sau:

Nhau thai có vấn đề

Nhau thai được biết đến là cầu nối giữa mẹ và bé. Đồng thời, nó còn là lớp màng bảo vệ cho bé tránh khỏi những tác động mạnh. Chức năng của nhau thai sẽ là vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy từ cơ thể mẹ để nuôi thai nhi phát triển. Vì vậy, nếu nhau thai bị làm sao thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nặng nhất là thai nhi bị mất.

Vấn đề về nhiễm sắc thể

Nguyên nhân này chiếm tới 50% ca sảy thai trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Bởi quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng tạo thành phôi có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể. Cụ thể là thừa hoặc thiếu khiến phôi thai không phát triển được nữa. 

Mất cân bằng hormone

Như chúng ta đều biết, khi mang thai, hormone trong cơ thể người mẹ sẽ thay đổi. Trong đó, hormone progesterone giữ vai trò rất quan trọng trong suốt thai kỳ. Nó có tác dụng hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung. Vì thế, nếu trong cơ thể của người mẹ hàm lượng hormone này quá ít thì sẽ khiến nhau thai dễ bị bong và dẫn đến hiện tượng thai nhi bị mất.

Sức khỏe của mẹ không đảm bảo

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường… thì dòng máu đưa đến tử cung sẽ bị hạn chế, không đủ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Khiến thai nhi phát triển không tốt, không bình thường và có nguy cơ cao bị mất.

Mẹ bị bệnh truyền nhiễm

Tương tự, nếu trong thai kỳ, mẹ bầu mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, sốt rét, rubella, viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm virus cytomegalo… thì cũng sẽ tăng nguy cơ sảy thai. Bởi tình trạng viêm nhiễm sẽ khiến cho cổ tử cung mở quá nhanh. Thậm chí, làm túi ối bị vỡ sớm.

Rối loạn miễn dịch

Khi hệ miễn dịch trong cơ thể người mẹ bị rối loạn hoặc hoạt động quá mức hay dưới mức thì sẽ không chấp nhận được tình trạng mang thai, gây nguy cơ sảy thai.

Ngộ độc thực phẩm

Nhiều người chủ quan, cho rằng, ngộ độc thực phẩm không gây hại cho thai nhi. Thực ra, khi mẹ bầu ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Tức là bị ngộ độc thực phẩm thì các độc tố có thể truyền cho thai nhi và gây hại cho bé.

Hở eo tử cung

Tùy theo cơ địa của mẹ bầu, nếu cổ tử cung quá yếu hoặc eo cổ tử cung hở thì sẽ không đủ khả năng giữ nguyên thai nhi nằm trong bụng mẹ.

Cấu trúc tử cung bất thường

Bất thường đó có thể là tử cung một sừng, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn… Từ đó, gây nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, căn bệnh u xơ tử cung cũng có khả năng gây hại cho thai nhi.

Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai với độ tuổi trên 35 cũng có nguy cơ thai nhi bị mất là rất cao.

Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai

3. Dấu hiệu nhận biết

Tùy vào từng thời điểm trong thai kỳ, thai phụ sẽ gặp những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể:

Từ tuần 1 đến tuần 6

Thời điểm này, đa số các mẹ bầu sẽ chưa biết mình đang mang thai, nhất là đối với những bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đồng đều hoặc kéo dài.

Hiện tượng sảy thai sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đau dữ dội phần bụng dưới, kèm theo cảm giác mệt mỏi, nặng nề. Tuy nhiên, đối với những bạn bị đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt thì cũng rất khó để phát hiện. Do đó, không thể phân biệt được đây là hiện tượng của hành kinh trễ hay bị mất thai.

Từ tuần 6 đến tuần 12

Thời điểm này, mẹ bầu đã biết được mình đang mang thai. Bởi vậy, nếu tự nhiên cảm thấy bị đau vùng chậu, xuất huyết âm đạo kèm theo hiện tượng chuột rút thì rất có nguy cơ bị sảy thai. Lại kèm theo 2 trường hợp: sảy thai hoàn toàn (lượng máu chảy ra ồ ạt) và sảy thai không hoàn toàn (lượng máu ra từng ít một).

Từ tuần 12 đến tuần 20

Trong quá trình mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi, luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Thế nhưng, nếu thấy xuất hiện các cơn co thắt mạnh, phải thở gấp. Kèm theo âm đạo ra máu thì khả năng bị mất thai nhi là rất lớn. Vì vậy, mẹ hãy đi khám ngay để được xử lý kịp thời nếu gặp bất thường.

Ra máu trong 3 tháng đầu tiên
Ra máu trong 3 tháng đầu tiên

4. Phòng tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Như đã nói, sảy thai là một biến cố cực kỳ đau lòng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Ai cũng có nguy cơ xảy ra hiện tượng này cũng như nó có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và không báo trước. Do đó, thay vì lo lắng, mẹ bầu hãy áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ như sau:

  • Xét nghiệm sàng lọc thai đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hạn chế đến những nơi có dịch bệnh.
  • Nên tiêm phòng trước khi mang thai để phòng ngừa các dịch bệnh…
  • Khi có dấu hiệu chậm kinh, bạn nên đi khám sớm để kiểm tra xem thai vào trong tử cung hay chưa? Có nhiều trường hợp tưởng dọa sảy thai. Nhưng thực tế lại bị chửa ngoài tử cung, rất nguy hiểm.
  • Tuyệt đối không nên làm việc nặng.
  • Cần làm việc trong môi trường tốt.
  • Về chế độ dinh dưỡng, tránh ăn đồ ăn cay nóng và uống các chất kích thích.
  • Tránh khói bụi thuốc lá.
  • Nếu đã có tiền sử dọa bị sảy thai thì nên kiêng quan hệ vợ chồng.
sảy thai
Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống nghỉ ngơi đúng giấc

Trên đây là những thông tin đầy đủ, chi tiết giải đáp về vấn đề sảy thai là gì và cách phòng tránh. Mong rằng, từ đó, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trước thời kỳ sinh sản. Chúc các bạn sẽ có một thai kỳ luôn khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *