Phải làm gì khi bé bị lẹo mắt?

Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng thế nhưng lẹo mắt có thể gây kích ứng. Khiến đôi mắt của bé bị sưng mủ và cảm thấy rất khó chịu. Đặc biệt, với những trường hợp nghiêm trọng, nếu không được chữa trị kịp thời thì căn bệnh này sẽ dẫn đến biến chứng và hậu quả khôn lường. Vậy khi bé bị lẹo mắt thì bố mẹ nên làm gì? Lời giải đáp sẽ có cụ thể và chi tiết trong bài viết dưới đây, các bạn đừng nên bỏ qua nhé!

Đừng bỏ lỡ bài viết: Vì sao mắt bé bị lé?

Lẹo mắt là gì? 

Chắc hẳn mọi người đã từng nghe đến lẹo mắt nhưng lại không biết chính xác đây là căn bệnh gì, như thế nào? Thực ra, lẹo mắt còn có tên gọi khác là mụn lẹo. Tực là giống như mọc mụn ở ngay cạnh lông mi. Khi chân lông mi bị chặn, lẹo sẽ có cơ hội xuất hiện nhanh chóng. Có thể hình thành ở phía mặt ngoài hoặc trong của mí mắt. Và thường đi kèm với mủ.

Lẹo được coi là loại bệnh tổn thương hay tái phát. Thông thường, nó sẽ ở sát ngay bờ mi, dính chặt vào da mi rồi sau 3-4 ngày, lẹo sẽ lên mủ và bị vỡ.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ thường gặp 3 loại lẹo mắt như sau:

  • Đa lẹo. Nghĩa là sẽ có rất nhiều đầu lẹo trên một hoặc hai mi. Thậm chí cả 2 mắt luôn.
  • Lẹo ngoài mí mắt. Tức là lẹo mọc phía bên ngoài của bờ mi. Nguyên nhân là do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss.
  • Lẹo trong mí mắt. Là loại lẹo mọc phía bên trong của bờ mi. Nguyên nhân là bởi nhiễm trùng từ tuyến Meibomius.
Trẻ bị lẹo mắt

Triệu chứng thường gặp

Như đã nói, lẹo mắt là hiện tượng tổn thương viêm cấp khi tuyến Zeiss hay Meibomius bị áp xe hóa và nằm ngay ở chân lông mi. Triệu chứng phổ biến và điển hình của căn bệnh này sẽ là sưng mí mắt và tấy đỏ. Mi mắt của người mắc bệnh có thể bị sưng to hoàn toàn hoặc sưng ít. Bên cạnh đó, luôn có cảm giác nóng, bị đau. 

Bình thường, lẹo mắt sẽ có cảm giác cộm lên như có hạt sạn ở trong mắt. Đồng thời, đôi mắt có thể bị chảy nước, rỉ dịch rồi nhạy cảm với ánh sáng. Căn bệnh này thông thường sẽ không ảnh hưởng đến thị lực. Thế nhưng, tình trạng của bệnh có thể tiến triển nặng hơn. Với một số các triệu chứng như bị sốt, đỏ và sưng dưới mi mắt. Thậm chí, bệnh nhân sẽ gặp vấn đề về thị lực, không cải thiện trong vòng 2 ngày. Mụt lẹo ở mắt bị chảy máu, sưng má và 1 số bộ phận khác trên mặt, cục u sưng lớn lên và gây đau đớn…Trong những trường hợp hư vậy thì các bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế, bệnh viện mắt uy tín, chất lượng để thăm khám cũng như điều trị kịp thời.

Mi mắt bé sẽ sưng to khi bị lẹo

Ba mẹ nên làm gì khi bé bị lẹo mắt

Hầu hết các trường hợp mà trẻ bị lẹo mắt thì thông thường, chỗ bị sưng đỏ sẽ tự vỡ và chảy nước. Sau đó, mụt lẹo sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, trong thời gian bị lẹo như vậy, bố mẹ muốn giúp bé giảm sưng, bớt đau và nhanh chóng hồi phục thì có thể áp dụng 1 số cách như sau:

  • Trước tiên, làm ẩm một miếng gạc sạch hoặc khăn bằng nước ấm. Rồi đắp lên vùng mắt bị lẹo. Làm như vậy, trẻ có thể sẽ có biểu hiện kháng cự như quấy khóc, quay qua quay lại… Vì thế, bố mẹ hãy cố giữ yên trong khoảng 10 – 15 phút mỗi lần chườm. Mỗi ngày nên chịu khó thực hiện từ 3 – 4 lần. Bởi mỗi lần áp dụng, nhiệt độ của khăn chườm sẽ làm cho mủ rút nhanh về phía trước. Từ đó, việc vỡ và chảy mủ diễn ra nhanh hơn. Gợi ý là, nếu cảm thấy việc này khiến cho trẻ không thoải mái, bố mẹ có thể tranh thủ chườm nóng cho bé khi đang buồn ngủ. Hoặc đánh lạc hướng bằng cách nghe nhạc, kể chuyện…
  • Khi nhận thấy chỗ lẹo mắt bị sưng mưng mủ, bố mẹ hãy nhanh chóng lấy một miếng bông gòn sạch hoặc miếng vải sạch nhúng nước ấm để lau mắt cho bé. Tranh để mủ lây lan sang bộ phận khác trên cơ thể. Bình thường, mắt của bé sẽ hết sưng trong khoảng 1 tuần.
  • Tuyệt đối không được nặn hoặc búp mủ. Vì việc này sẽ làm cho phần bị sưng ở mắt trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, bé sẽ có khả năng và nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Đối với các bé lớn hơn một chút, bố mẹ nên dặn con không được lấy tay đụng vào chỗ sưng đó.
Chườm ấm vị trí lẹo mắt

Phòng tránh lẹo mắt cho bé

Muốn phòng tránh căn bệnh lẹo mắt cho bé, bố mẹ có thể áp dụng:

  • Rửa tay cho trẻ thật kỹ sau khi chạm vào mắt của người mắc bệnh lẹo mắt
  • Thường xuyên rửa mí mắt cho đôi mắt của bé bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9%.
  • Nếu trẻ đi học, bạn nên dặn cô giáo hoặc người trông trẻ không nên dùng khăn chung của những bé khác để lau mắt của bé.
  • Trong trường hợp, bé chỉ bị lẹo mắt 1 bên thì không nên dùng khăn mặt chung để lau cả 2 mắt. Điều này, có thể lây từ mắt bị bệnh sang mắt không bị bệnh.
  • Nhắc nhở trẻ nên rửa tay đều đặn trong ngày
Chăm sóc đôi mắt của bé

Lẹo mắt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ còn gây ra những hậu quả, hiểm họa và biến chứng khôn lường. Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, các bậc phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất. Chúc các bé luôn luôn mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *