So với người lớn, trẻ em là một trong đối tượng rất dễ bị sốt. Khi bị sốt, bé thường quấy khóc, rất mệt mỏi và biếng ăn. Do đó rất nhiều ba mẹ băn khoăn, lo lắng không biết nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết và tường tận trong bài viết dưới đây, bạn đừng nên bỏ qua nhé!
Tham khảo thêm: Ba mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt
Thông thường, nhiều mẹ hay sờ vào trán của bé và thấy nóng hơn so với bình thường thì cho rằng khi ấy là trẻ đang bị sốt. Tuy nhiên, thực tế, đây lại không phải là phương pháp chắc chắn để khẳng định trẻ có đang bị sốt hay không? Mà chỉ là dấu hiệu nghi ngờ. Do đó, nếu mẹ nghi ngờ trẻ sơ sinh bị sốt, cách kiểm tra chính xác nhất là đo nhiệt độ thân nhiệt cho bé bằng dụng cụ nhiệt kế.
Theo học viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên rằng, các bậc phụ huynh nên sử dụng nhiệt kế điện tử cho trẻ. Nhất là loại nhiệt kế đo ở trực tràng. Vì đây được cho là bộ phận trên cơ thể cung cấp nhiệt độ chính xác nhất. Đồng thời cũng dễ đo hơn so với một số vị trí khác. Ví dụ như tai, hậu môn, dưới nách, miệng…
Hạn chế dùng loại nhiệt kế thủy ngân. Lý do là trẻ em rất hiếu động, sẽ hay cử động hoặc đột ngột thay đổi tư thế… Như vậy, càng làm tăng nguy cơ vỡ nhiệt kế. Và khi nhiệt kế không may bị bể, sẽ có 1 lượng thủy ngân thoát ra. Trẻ tiếp xúc trực tiếp với lượng thủy ngân này sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Các nguyên nhân trẻ bị sốt
Khác hẳn với người lớn, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt. Cụ thể là:
Do thời tiết nắng nóng
Bởi vì hệ miễn dịch trong cơ thể của bé luôn yếu, kém hơn người lớn. Nên nhiều khi bạn đưa trẻ ra ngoài trời nóng cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên cao. Rồi dẫn đến sốt. Nguy hiểm hơn, nếu đang ở ngoài trời nắng nóng mà đưa bé vào ngay phòng có điều hòa nhiệt độ thấp, sẽ làm cho trẻ bị sốc nhiệt rồi bị sốt.
Do mọc răng
Trong giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi, bé có thể bị sốt do mọc răng. Các bậc phụ huynh có thể nhận biết vấn đề này thông qua một số dấu hiệu. Có thể kể đến như chảy nước miếng nhiều, sốt nhẹ dưới 38oC, ngứa lợi nên hay cắn áo, cắn tay rồi quấy khóc rất nhiều…

Do quấn tã
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi mà bị quấn tã hoặc quần áo nhiều quá cũng sẽ khiến cơ thể của trẻ bị tăng thân nhiệt và gây sốt nhẹ. Tình trạng này thường khiến bé bị sốt vào ban đêm. Bởi bố mẹ sợ con bị lạnh nên bao bọc kỹ hơn. Tuy nhiên, sau khi đã nới lỏng quần áo mà bé vẫn sốt thì bố mẹ nên tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân.
Do tiêm chủng
Thực ra, sốt là phản ứng không mong muốn sau khi bé tiêm chủng. Trong nhiều trường hợp, trẻ sẽ bị sốt nhẹ và khỏi sau 1-2 ngày. Hoặc bác sĩ sẽ phát cho mẹ thuốc ngay sau khi tiêm chủng. Thế nhưng, nếu sau 2 ngày bé vẫn không khỏi sốt. Hoặc sau khi tiêm lại sốt cao trên 38.5oC kèm theo những dấu hiệu bất thường, bị co giật… thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.

Do virus, vi khuẩn, vi trùng
Khi bị virus, vi trùng hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao. Dẫn đến bị sốt như sốt phát ban, sốt xuất huyết, sốt virus…
Chăm sóc bé sơ sinh bị sốt
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, ba mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt an toàn và phổ biến đó là Hapacol. Liều lượng thuốc áp dụng như thế nào thì các mẹ nên nghe theo lời tư vấn, ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Họ sẽ hỏi độ tuổi và cân nặng hiện tại của bé để đưa ra liều lượng thuốc phù hợp, an toàn. Còn nếu tự tiện sử dụng, trẻ sẽ có nguy cơ bị ngộ độc bởi sử dụng liều thuốc hạ sốt quá cao.
Bên cạnh đó, ba mẹ nên:
- Cho bé uống thật nhiều nước. Quan sát nếu nghi ngờ bé có dấu hiệu mất nước.
- Cởi bớt quần áo cho con. Hãy để cơ thể trẻ thật thoáng mát. Như vậy, mới có thể thoát nhiệt ra ngoài và giảm sốt.
- Lau mát toàn bộ cơ thể của bé bằng nước ấm. Cụ thể với 5 chiếc khăn: 2 chiếc ở bẹn, 2 chiếc ở nách và 1 khăn lau toàn thân.

Nên đưa bé đi bệnh viện khi nào?
Trong quá trình chăm sóc, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như dưới đây thì bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị:
- Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu phát hiện trẻ bị sốt thì bố mẹ nên lập tức đưa bé đến trung tâm y tế để theo dõi cũng như thăm khám ngay lập tức.
- Thói quen sinh hoạt thay đổi. Nếu mẹ thấy bé ngủ nhiều rồi khó đánh thức dậy. Trẻ không còn nhanh nhẹn như thường ngày. Mà thường xuyên ngủ li bì thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
- Chán ăn, bỏ bú. Khi trẻ sơ sinh bị sốt kèm theo hiện tượng bỏ bú, ăn rất ít so với ngày thường hoặc từ chối ăn nhiều lần thì nên đưa bé đến khám bác sĩ.
- Trẻ trên 2 tuổi mà sốt 3 ngày trở nên cũng cần được đưa đến bệnh viện.
- Trường hợp bé từ 3-6 tháng tuổi, có nhiệt độ đo ở trực tràng trên 38.9oC thì cũng nên đưa bé đi thăm khám.
- Trẻ từ 6-24 tháng tuổi, nhiệt độ trên 38.9oC và kéo dài hơn 1 ngày. Kèm theo nhiều dấu hiệu như ho, cảm lạnh, tiêu chảy… thì cũng cần đưa đến bác sĩ thăm khám sớm.

Trẻ sơ sinh bị sốt quả thực là 1 vấn đề rất đáng lo ngại. Vì thế, ba mẹ cần trang bị đầy đủ những kiến thức hữu ích để bảo vệ và chăm sóc con 1 cách tốt nhất. Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ thì các bạn sẽ có thêm nhiều điều mới mẻ để chăm sóc con yêu của mình.