Trong suốt 9 tháng mang thai thì có lẽ 3 tháng giữa được coi là giai đoạn thoải mái nhất. Bởi vào thời điểm này, mẹ bầu đã dần làm quen được với sự thay đổi hoặc nhịp điệu sinh học của cơ thể. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ bầu cần biết một số điều như sau để có chế độ chăm sóc và kế hoạch sinh nở tốt nhất.
1. Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ luôn là điều quan trọng nhất trong suốt thời gian mang thai mà mẹ bầu cần biết. Đặc biệt, đến thăm khám bác sĩ trong 3 tháng giữa thai kỳ, các mẹ sẽ biết đến sức khỏe của mình và bé yêu ra sao… Đồng thời, kịp thời loại trừ những nguy cơ xấu xảy ra. Để luôn đảm bảo sự phát triển cho thai nhi trong bụng mẹ.
Cụ thể:
- Trong khoảng từ tuần 11-13, thông thường bác sĩ sẽ cho mẹ bầu làm xét nghiệm Triple test để siêu âm tầm soát đo độ mờ da gáy của em bé.
- Tuần thứ 22 siêu âm 4D để khảo sát các dị tật thai nhi. Như sứt môi chẻ vòm, hẹp tá tràng, thoát vị rốn, não úng thủy, nứt đốt sống… Đây được coi là “thời gian vàng” để chẩn đoán. Bởi lúc này thai nhi còn nhỏ, nước ối nhiều nên siêu âm sẽ dễ khảo sát hơn những tháng ngày sau này.

2. Mẹ bầu cần biết chăm sóc da
Bắt đầu thời kỳ mang bầu, khuôn mặt của người mẹ có thể xuất hiện những vết mụn xấu xí. Do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Vì thế, mẹ bầu có thể sử dụng những loại sữa rửa mặt chiết xuất từ tự nhiên để chăm sóc da mặt mình tốt hơn. Nhưng nhớ nên tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ sản để không bị kích ứng hay dị ứng da.
Bên cạnh đó, khoảng thời gian 3 tháng giữa của thai kỳ cũng là lúc em bé đang dần dần phát triển, ngày một lớn lên khiến bụng mẹ bầu to hơn. Tình trạng rạn da bắt đầu “tung hoành ngang dọc” ở các bộ phận như bụng, đùi, mông hoặc ngực. Mẹ bầu đừng quá lo lắng vì đây là điều hết sức bình thường. Nó có thể tự mờ dần và biến mất hẳn sau một thời gian sinh nở. Nếu mẹ bầu muốn phòng tránh hay hạn chế rạn da thì có thể giữ ẩm cho da bằng cách massage dầu dừa, dầu oliu hay kem chống rạn… Nhưng nhớ lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng và đảm bảo an toàn. Ngoài ra, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khoa học. Nhớ uống nhiều nước để kiểm soát tình trạng tăng cân quá đà.

3. Một số vấn đề thường gặp ở 3 tháng giữa mà mẹ bầu cần biết
Như đã nói, thời kỳ mang thai 3 tháng giữa được coi là khoảng thời gian dễ chịu nhất. Vì sao ư? Bởi ốm nghén đã không còn, mẹ bầu có thể ăn ngon miệng và có những giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết vẫn còn phải đối mặt:
- Hoa mắt chóng mặt: Có khá nhiều mẹ bầu thường phàn nàn rằng, khi nằm ngửa luôn cảm thấy chóng mặt. Thực ra, nguyên nhân của hiện tượng này là do trọng lượng của thai nhi ép lên các tĩnh mạch. Rồi mang máu từ phần dưới cơ thể quay lại tim khiến mẹ bầu bị chóng mặt. Thậm chí, nguy hiểm hơn là có thể làm bạn bị ngất.
Vì vậy, để tránh chóng mặt, mẹ bầu nên hạn chế nằm ngửa trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Thay vào đó, hãy nằm nghiêng về bên trái hoặc kê một chiếc gối phía hông để êm ái, thoải mái, dễ chịu hơn.
- Khó thở: Vào khoảng thời gian cuối của tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi tiếp tục lớn lên. Đồng thời, gây sức ép lên lồng ngực và phổi khiến mẹ bầu khó thở nhiều hơn. Nếu cảm thấy khó thở thường xuyên, phải thở nhanh thì tốt nhất mẹ bầu nên đi khám bác sĩ sớm.
- Táo bón: Nhiều mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng táo bón trong 3 tháng giữa mang thai. Để hạn chế hiện tượng này, mẹ bầu hãy uống nhiều nước và dùng các thực phẩm giàu xơ. Bên cạnh đó, ngồi nhiều cũng khiến bạn bị táo bón. Vì vậy, hãy chịu khó đứng lên đi lại khoảng 10 phút sau mỗi tiếng ngồi.

4. Chế độ dinh dưỡng để chăm sóc bầu 3 tháng giữa.
Trong mỗi giai đoạn mang thai, mẹ bầu sẽ có những chế độ dinh dưỡng khác nhau. Mẹ bầu cần biết, trong giai đoạn này, mình phải bổ sung khoảng 2550 kcal/ngày. Tức là phải tăng khoảng 3-4kg. Do đó, các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn. Mẹ bầu cần phải tăng khẩu phần ăn mà vẫn giữ được tỷ lệ cân đối giữa các nhóm chất. Như:
- Nhóm tinh bột: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
- Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm cua, sữa, các loại đậu…
- Nhóm chất béo: dầu, mỡ, đậu phộng, mè…
- Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ: rau xanh, củ quả, trái cây tươi…

5. Một số vấn đề khác
Ngoài ra, còn một số việc khác mẹ bầu nên làm trong giai đoạn này:
- Lên danh sách và bắt đầu chuẩn bị đồ dùng cho bé.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp.
Thời gian này, thai nhi có những cử động ngày càng nhiều và mạnh hơn. Mẹ bầu thường băn khoăn con cử động như vậy có ít không? Hoặc hai nhi là trai hay gái? Có vấn đề gì không tốt hay không… nên dễ lo lắng, tâm lý không ổn định, tính khí thay đổi thất thường.
Bên cạnh đó, một số tính cách mẹ bầu khi mang thai thường gặp như đãng trí, khó tính, vụng về… Tốt nhất các mẹ nên có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, suy nghĩ tích cực, chia sẻ với chồng và người thân. Hoặc đi spa để luôn giữ cho mình một tinh thần vững vàng, tâm trạng luôn thư giãn trước mọi thay đổi.

Phía trên là toàn bộ những điều mẹ bầu cần biết trong trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Hy vọng từ đó, các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức thú vị, bổ ích, Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!