Chắc hẳn lần đầu tiên làm mẹ các bạn sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp, sợ rằng mình không biết gì? Thiếu kiến thức trước một trách nhiệm lớn lao, cũng là một niềm hạnh phúc kỳ diệu. Mang thai là cả một chặng đường, không chỉ 40 tuần mang thai mà còn là quãng thời gian chuẩn bị trước đó. Việc chuẩn bị mang thai là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết.
Bạn đừng quá lo lắng nhé, chia sẻ dưới đây của mình sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về giai đoạn chuẩn bị mang thai và giúp bạn có một em bé khỏe mạnh.
Để có một em bé khỏe mạnh, kháu khỉnh ra đời, bạn nên tìm hiểu một số kiến thức. Bạn cần tìm hiểu một số bệnh, một số tác nhân có hại khi bạn chuẩn bị mang thai.
Gia đình bạn, chồng bạn có người thân mắc các bệnh di truyền hay không?
Một số bệnh có tính chất di truyền trong gia đình. Bạn cần tìm hiểu gia đình bạn hoặc gia đình chồng có ai từng bị bị bệnh liên quan đến di truyền không. Ví dụ: như máu không đông, bệnh u nang xơ . … Em bé của bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền này. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn tới một chuyên gia di truyền học. Bạn sẽ biết chính xác mức độ rủi ro mà em bé có thể mắc căn bệnh di truyền đó.
Bạn có bệnh mãn tính nào không?
Nếu bạn mắc một số bệnh rối loạn nội tiết tố như bệnh tiểu đường, động kinh …và đang chữa trị. Bạn đang có dự định mang thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên và có thể sẽ thay đổi thuốc để không cản trở việc thụ thai hay ảnh hưởng đến thai nhi.
Bạn có đang sử dụng thuốc tránh thai?

Trước khi muốn có thai, bạn phải ngưng dùng thuốc tránh thai. Sau đó để cơ thể trở về chu kỳ sinh học bình thường. Thời điểm tốt nhất để bạn thụ thai là sau 3 kỳ kinh nguyệt. Thời điểm này dạ con đã phục hồi lại theo nhịp sinh học vốn có.
Trong thời gian bạn chờ hồi phục, bạn có thể sử dụng bao cao su để ngừa thai. Nếu bạn thụ thai trước khi chu kỳ kinh nguyệt trở về trạng thái bình thường, bạn đừng lo lắng quá vì đây là tín hiệu tốt. Vì theo quan điểm 1 số bác sĩ cho rằng hormon trong viên thuốc sẽ bị loại trừ khỏi cơ thể hoàn toàn ngay khi kỳ kinh mới bắt đầu. Vì vậy nếu có bầu ngay thì cũng thật là điều đáng mừng. Hãy chăm sóc cơ thể mình và thăm khám thai nhi định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.
Môi trường làm việc của bạn có an toàn không?
Bạn cần đảm bảo công việc của mình không tiếp xúc với hóa chất độc hại. Các hóa chất độc hại: chì, thủy ngân, kim loại nặng, các chất hóa học, … Đây đều là những hóa chất độc hại cho sức khỏe sinh sản. Thủ phạm gây ra các dị tật cho thai nhi như quái thai, dị tật bẩm sinh và nguy cơ sảy thai, sinh non. Chính vì thế, nếu môi trường của bạn không an toàn, bạn nên đổi công việc
Cân nặng của bạn có lý tưởng không?
Nếu bạn đang có ý định mang thai, sẽ thật tốt cơ thể bạn cân đối. Bạn được cho là cân đối khi trọng lượng cơ thể phù hợp với chiều cao của mình. Nếu bạn quá gầy, quá mập hãy hỏi ý kiến bác sỹ để đạt trọng lượng thích hợp trước thời điểm muốn có thai. Khi đang mang thai nếu bạn quá mập, bạn không được ăn kiêng hoặc nhịn ăn để đạt trọng lượng phù hợp. Vì như thế sẽ làm thai nhi của bạn thiếu dưỡng chất.
Bạn cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn cần có chế độ ăn nhiều vitamin và chất xơ từ rau, củ, quả. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn bạn cần cung cấp dinh dưỡng từ protein, chất béo, chất giàu năng lượng….
Khi bạn muốn có 1 em bé khỏe mạnh, kháu khỉnh, hãy tránh xa thuốc lá và bia rượu. Hai thói quen này, đều có thể gây hại cho sự phát triển trước và sau khi sinh. Đặc biệt thuốc lá, em bé của bạn có thể bị ảnh hưởng khi bạn tiếp xúc thụ động với thuốc lá.Vì vậy, bạn phải chủ động tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
Việc mà các bạn cần làm trước khi mang thai là đi khám sức khỏe

Bạn nên khám sức khỏe trước khi có ý định mang thai. Bạn cần xét nghiệm máu để tìm các kháng thể cần thiết. Bạn nên tiêm chủng một số vacxin.
Khi bạn mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường, nguy cơ nhiễm bệnh của người mẹ cũng vì vậy mà tăng lên. Để giảm các nguy cơ cho mẹ và thai nhi bạn nên tiêm phòng một số mũi sau:
Sởi, quai bị và rubella: vacxin 3 trong 1 mũi tiêm.Bạn có thể tiêm tại trung tâm y tế dự phòng quận, Viện Pasteur. Sau khi tiêm 3 tháng bạn có thể có thai hoặc tối thiểu cũng là 1 tháng, không nên mang thai liền ngay sau tiêm.
Viêm gan siêu vi B: Cần xét nghiệm cả hai vợ chồng trước khi tiêm. Mũi tiêm vacxin viêm gan B này bao gồm 3 mũi và được thực hiện trong vòng 4 tháng trước khi mang thai
Thủy đậu: Tiêm muộn nhất là 2 tháng trước khi mang thai. Bạn từng bị thủy đậu không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường.
Cúm: Bạn tiêm ngừa mọi thời điểm. Mẹ mắc bệnh cúm trong 3 tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.
Các mũi tiêm này là hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc. Nếu bạn không đủ kháng thể cần thiết, việc tiêm vacxin sẽ giúp bảo vệ an toàn thai nhi hơn. Thai nhi của bạn sẽ được thừa hưởng miễn từ mẹ
Ban nên bổ sung thêm axit folic
Từ lúc bạn ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai cho đến suốt 12 tuần đầu của thai kỳ, bạn nên cung cấp thêm axit folic. Axit folicgiúp ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh như bệnh nứt ống xương sống và bệnh quái tượng không não.
Nguồn axit folic
Nguồn axit folic có trong các loại rau màu xanh đậm: như rau bina, bông cải xanh;
Trái cây :họ cam, chanh
Các loại họ đậu, mầm lúa mì, mem
Ngoài sử dụng các thực phẩm chứa axit folic, bạn nên uống bổ sung axit folic.
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nứt đốt sống bạn nên dùng 400 microgam axit folic mỗi ngày.