Mách mẹ bầu cách nghe nhạc giúp bé phát triển trí não

Nghe nhạc không chỉ giúp mẹ bâu thư giãn và tận hưởng cảm giác thoải mái dễ chịu mà còn giúp bé phát triển trí não ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Cùng theo dõi bào viết dưới đây để tìm hiểu cách nghe nhạc dành cho mẹ bầu nhé.

Tại sao mẹ bầu cần phải nghe nhạc

Âm nhạc giúp chúng ta thoải mái và thư thái hơn. Không những thế, nghe nhạc còn giúp mẹ bầu và bé:

Cải thiện tâm trạng, hiệu quả để giảm stress.

Khi bạn nghe một bài nhạc có giai điệu, tiết tấu bắt tai, sẽ cảm thấy phấn khởi và tự nhiên nhìn đời thấy đáng yêu hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng âm nhạc có khả năng làm thư giãn các cơ tay chân trong khi làm phân tán suy nghĩ trong Não bộ, giúp người ta dễ dàng ngủ ngon hơn.

Cải thiện sức khỏe

Âm nhạc giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Theo một nghiên cứu Trường đại học Ruhr University Bochum, thì Huyết áp và Nhịp tim được giảm xuống và được giữ trong chỉ số ổn định sau khi 25 phút nghe các bản nhạc Cổ điển.

Khi chúng ta nghe nhạc, Kháng thể Globulin A sẽ gia tăng.  Kháng thể Globulin A là kháng thể hiện diện trong đường tiêu hóa, trong phổi và bề mặt niêm mạc, giúp phòng tránh sự nhiễm khuẩn. Vì thế âm nhạc giúp gia tăng kháng thể cho mẹ và bé.

Giúp nâng cao hiệu xuất công việc

Âm nhạc như một liều thuốc giúp nâng cao hiệu xuất công việc giúp mẹ bầu bền bỉ, kiên nhẫn, sáng tạo và tràn đầy sinh lực.

Cải thiện trí nhớ và khả năng giao tiếp

Ngay từ khi trong bụng, âm nhạc đã thức tỉnh các giác quan của bé, đặc biệt là nhận thức mọi sự thay đổi đang diễn ra bên ngoài. Một nghiên cứu tại Học viện Khoa Học Não Bộ tại Washington cho biết rằng, khi trẻ em được tham dự các bài học Âm Nhạc, khả năng phản xạ tại vỏ não trở nên rất nhạy, tác động trực tiếp đến Thùy Trán của Não, nơi kiểm soát sự tập trung và khả năng phán đoán.

Điều này giúp bé có phản xạ nhanh nhẹn, hiệu ứng tích cực này có thể duy trì rất lâu. Ngoài ra, bé còn có thể tự tin hơn tăng khả năng giao tiếp, diễn thuyết…

Mẹ bầu nên lựa chọn những thể loại nhạc nào?

Mẹ bầu nên lựa chọn theo thể loại nhạc mình thích. Không nên lựa chọn nhạc theo số đông, gượng ép bản thân phải nghe thể loại nhạc mình không thích. Sau đây là một số thể loại nhạc mà các mẹ bầu hay nghe nhất:

Nhạc không lời

Đây có lẽ là nhạc được nhiều mẹ bầu lựa chọn nhất. Với ưu điểm nhạc nhẹ nhàng, tiết tấu mềm mại, tần số phù hợp, không làm ảnh hưởng đến thích lực của bé. Không chỉ giúp bé cảm nhận âm nhạc từ khi trong bụng mẹ  mà nhạc còn giúp tạo thái độ tích cực cho bé.

mẹ bầu cách nghe nhạc

Nhạc trữ tình

Nhạc tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cho mẹ bầu. Với ưu điểm, giai điệu ngọt ngào, tình cảm kích thích bé thông minh, và bồi dưỡng tình cảm quê hương đất nước cho bé.

Nhạc thiếu nhi

Đây có lẽ là nhạc được các bé thích nhất. Bởi giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, gần gũi, đáng yêu. Nhạc giúp bé cảm nhận được tình yêu thuần khiết trong sáng quanh bé.

Nhạc Rock

Một số mẹ bầu thích thể loại nhạc rock này cũng có thể lựa chọn nghe. Thể loại nhạc này không được các mẹ lựa chọn do âm lượng quá lơn và tiết tấu mạnh, thường không phù hợp với các bé. Tuy nhiên, nhạc Rock sẽ giúp bé năng động và hoạt bát hơn sau này.

Các mẹ cần chú ý khi lựa chọn nhạc này nghe. Nên lựa chọn những bài hát phù hợp, âm lượng vừa phải để không ảnh hưởng làm chói tai mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Mách mẹ bầu cách nghe nhạc đúng

Theo các chuyên gia, bé có thể cảm nhận được âm thanh từ tuần thứ 16. Vì thế, mẹ bầu nên lựa chọn thể loại nhạc phù hợp với mẹ và bé vào thời điểm này.

Các mẹ nên nghe nhạc từ 2-3 lần/ ngày tại các khung giờ sáng, chiều hoặc tối trước khi đi ngủ. Thời gian nghe nhạc khoảng 20 phút/ lần. Mẹ lưu ý nên cho bé nghe nhạc không quá 1 giờ/ ngày để tránh việc bé bị kích thích quá mức.

Mẹ bầu nên chọn cố định 1 thời gian nghe nhạc. Và khi nghe nhạc mẹ nên trò chuyện cùng bé để tăng gắn kết giữa mẹ và bé.

Khi mẹ nghe nhạc, không cần phải áp tai nghe lên bụng. Bởi bé có thể cảm nhận được những gì mà mẹ nghe thấy.

Xem thêm: Những thông tin cơ bản cần biết về lớp học tiền sản

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *