Vệ sinh bình sữa đúng cách cũng được coi là cách bảo vệ sức khỏe cho bé. Thế nhưng, không phải ai cũng có kinh nghiệm và kiến thức để thực hiện công việc này một cách tốt nhất. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho các ông bố bà mẹ biết rõ hơn về việc rửa bình sữa cho trẻ, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.
1. Tại sao cần phải vệ sinh bình sữa cho bé?
Dường như ai cũng biết, bình sữa là vật dụng để đựng sữa, cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé. Vì vậy, vật dụng này luôn phải đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối.
Trong trường hợp để bình sữa bẩn, một số vi sinh vật như vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể tích tụ lại. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập vào sữa, chui vào cơ thể của bé. Khiến cho trẻ bị nấm, nôn mửa, thậm chí bị tiêu chảy.
Do đó, các ông bố bà mẹ cần vệ sinh bình sữa đúng cách trước và trong quá trình sử dụng.

2. Những sai lầm ba mẹ thường gặp khi vệ sinh bình sữa
Như đã nói, vì chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức nên rất nhiều ông bố bà mẹ thường gặp sai lầm khi vệ sinh bình sữa cho con. Những sai lầm đó có thể là:
Chỉ làm sạch bình sữa bằng nước sôi và nước lã
Điều này là không đủ. Bởi lẽ, các chất béo có trong sữa bột có thể luồn lách vào nắp chai, núm vú. Thậm chí, vào tận bên trong các đường xoắn của nắp chai. Từ đó, dễ có mùi và tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Do đó, bố mẹ nên làm sạch bình sữa của trẻ bằng bàn chải chuyên dụng. Nhất là những vị trí rãnh cần làm sạch an toàn.
Khử trùng quá muộn
Nhiều người thường có thói quen là khi nào cần dùng bình để pha sữa cho con thì mới đem đi khử trùng. Điều này hoàn toàn là sai lầm. Lý do là bạn khử trùng bình sữa quá muộn thì vi khuẩn sẽ sinh sản rất nhanh, không kịp trở tay. Do đó, cách tốt nhất là cần phải khử trùng bình sữa thường xuyên và đều đặn trong ngày để ngăn chặn vi khuẩn. Kể cả khi bạn đã rửa sạch bằng nước thì vẫn cần phải khử trùng ngay.
Cất bình sữa ẩm
Nhiều ông bố bà mẹ còn có một thói quen khác là sau khi vệ sinh bình sữa sạch sẽ, không cần làm khổ mà lại đậy nắp kín rồi cất đi luôn. Thói quen này cần phải bỏ đi, vì cách làm ấy rất dễ nảy sinh vi khuẩn có hại. Tốt nhất, ngay khi rửa bình sữa xong, các mẹ nên giữ cho bình sữa khô, núm vú khô… Đồng thời, tất cả những dụng cụ ăn của bé thật ráo nước và khô rồi mới đậy lại hoặc cất đi.

Khi nào cần mới đi rửa
Như đã nói, đây là hành động của nhiều bà mẹ bận rộn. Tức là, khi con uống sữa xong thì chưa rửa bình sữa luôn mà để ra chậu, khi nào cần dùng mới đem đi rửa. Họ đâu biết rằng, theo thời gian, chất béo có trong sữa bột sẽ dính chặt vào chai và núm vú. Nên rất khó để làm sạch. Đồng thời, khoảng thời gian này, cũng có thể khiến cho vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh và nhanh. Do đó, cần rửa bình sữa ngay sau mỗi lần ăn của con.
Rửa chung núm vú và bình với nhau
Sai lầm tiếp theo khi vệ sinh bình sữa mà không phải ai cũng biết. Đó chính là rửa chung núm vú và bình với nhau. Thực ra, bạn nên tách riêng 2 bộ phận này để rửa. Một số núm vú giả có khả năng tích lũy bụi bẩn nhiều hơn bình sữa. Bởi vậy, cách tốt nhất là bạn nên ngâm núm vú trong nước ấm một thời gian. Sau đó mới dùng bàn chải chà sạch, làm khô tại chỗ.
3. Cách vệ sinh bình sữa
Trong 6 tháng đầu, hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu. Vì vậy, việc vệ sinh bình sữa và các dụng cụ khác vô cùng quan trọng. Các ông bố bà mẹ cần lưu ý đến vấn đề khử trùng bình sữa trước khi cho con bú hay kể cả bình sữa vừa mới mua về.
3.1. Vệ sinh bình sữa mới mua
Lần đầu tiên sử dụng bình sữa cho trẻ sơ sinh, mẹ cần rửa bình sữa sạch sẽ bằng cọ và nước xà phòng. Nhớ phải cọ rửa cho kỹ càng vì đây là sản phẩm mới mua về. Sau đó, bỏ bình sữa vào trong một nồi nước đun sôi khoảng 5-10 phút.
Lưu ý, tuyệt đối không để bình sữa chạm vào thân nồi. Thân nồi rất nóng, có thể gây nóng chảy hay biến hình dạng của bình sữa. Cuối cùng, vớt bình sữa ra rồi phơi dưới nắng thật sạch, cho đến khi khô hẳn.

3.2. Vệ sinh bình sữa đã dùng nhiều lần
Việc vệ sinh bình sữa đã dùng nhiều lần, các mẹ cũng cần thận trọng. Cụ thể, sau khi cọ rửa núm vú và thân bình sạch sẽ bằng nước lạnh thì có thể khử trùng bình. Bằng 1 trong những cách sau:
- Đun sôi: Cách này có thể giúp phóng thích độc tố từ nhựa có trong bình ra môi trường bên ngoài.
- Sử dụng các loại máy tiệt trùng: Máy hấp sẽ tự hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút với nhiệt độ nhất định. Nhờ đó, chất lượng bình cũng được đảm bảo.
4. Lưu ý khi vệ sinh và bảo quản bình sữa
Để có thể vệ sinh và bảo quản bình sữa cho bé một cách tốt nhất thì các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé thì cứ 3 tháng mẹ nên thay núm vú và 6 tháng thay bình sữa một lần.
- Lựa chọn bình sữa cho bé nên có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm nghiệm, đạt chất lượng tốt. Không nên mua hàng trôi nổi, không có nhãn mác.
- Không nên mua bình sữa quá to hoặc quá bé. Hãy mua bình sữa phù hợp với nhu cầu sử dụng của trẻ.
- Khi nhận thấy dấu hiệu rạn nứt bên trong bình thì nên mua cho bé bình sữa mới. Vì các khe nứt đó có thể chứa rất nhiều vi khuẩn.
- Nhớ khử trùng bình sữa trong mức độ chịu nhiệt cho phép. Mục đích là để đảm bảo được chất lượng sữa cũng như kéo dài tuổi thọ cho bình.
Tham khảo thêm: Top 5 bình sữa tốt cho trẻ được ưa chuộng nhất hiện nay

Vệ sinh bình sữa cho bé là một công việc khá đơn giản và nhẹ nhàng. Hy vọng từ những thông tin hữu ích mà bài viết đã chia sẻ thì các ông bố bà mẹ sẽ biết chăm sóc con yêu của mình tốt hơn. Chúc các bé luôn mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn!