Bạn đang lo lắng vì lần đầu làm cha mẹ, không biết nên chăm sóc cho trẻ như thế nào để luôn khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện? Đừng lo, bài viết hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc em bé 1 tháng tuổi dưới đây sẽ giúp bạn.
1. Sự tăng trưởng của em bé 1 tháng tuổi
Ít ai biết rằng, sau khi chui ra khỏi bụng mẹ vài ngày, cân nặng của em bé có thể bị sụt so với lúc mới ra đời khoảng 10%. Nguyên nhân là bởi lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể trẻ sẽ dần dần mất đi trong vài ngày đầu sau khi sinh.
Tiếp theo, trong 2 tuần tới, cân nặng của bé sẽ bắt đầu tăng nhanh chóng. Cân nặng trung bình mà bé có thể tăng mỗi tuần trong tháng đầu tiên sau sinh là 140 – 250 gram. Bên cạnh đó, chiều dài của bé có thể tăng thêm khoảng 10cm trong tháng đầu sau khi con ra đời. Các mẹ nên lưu lại những thông tin về sự tăng trưởng như vậy để chăm sóc em bé 1 tháng tuổi tốt nhất.

2. Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi
Đối với sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi, thường bé sẽ ngủ nhiều. Có thể ngủ 22-23 giờ/ ngày. Thỉnh thoảng, trẻ hay cười trong lúc ngủ. Hành động đó cũng có thể coi là ngôn ngữ của trẻ.
Thời điểm này cũng là lúc 5 giác quan của trẻ đã hoạt động. Cụ thể:
- Nhận biết được mùi sữa mẹ. Vì thế, có thể tìm vú của mẹ để bú mỗi khi được bế.
- Nghe được tiếng động, tiếng nói to của mọi người.
- Biết đau khi véo hoặc đi tiêm.
- Biết nhìn mẹ hoặc nhìn ánh sáng không di động.
- Thích uống ngọt và ghét uống đắng.
Ít ai biết, những hành động của trẻ 1 tháng tuổi là tự phát, không có ý thức. Vì thế, các động tác thường xuất hiện đột ngột, không có sự phối hợp và đôi khi là những động tác vu vơ.
Bên cạnh đó, em bé cũng sẽ có 1 số phản xạ tự nhiên như:
- Phản xạ vòi: Khi vú mẹ chạm vào má, hay vị trí gần miệng ở bên nào thì môi trẻ sẽ đưa hướng về bên đó để ngậm bú.
- Phản xạ nuốt, phản xạ bú
- Phản xạ Moro: Khi vỗ vào thành giường – nơi trẻ nằm. Hoặc có tiếng động mạnh trẻ giật mình hai tay giang ra ôm choàng vào thân.
- Phản xạ robinson: Đưa một vật chạm vào lòng bàn tay thì trẻ nắm rất chặt.
Ngoài ra, trẻ thích ứng cá nhân-xã hội bằng cách quan sát những vật ở xung quanh.

3. Sức khỏe của trẻ 1 tháng tuổi
Đừng bỏ qua vấn đề về sức khỏe để áp dụng cách chăm sóc em bé 1 tháng tuổi tốt hơn các mẹ nhé! Đa số các bậc phụ huynh đều tỏ ra khá lo lắng khi thấy con thường xuyên quấy khóc trong giai đoạn này.
Thực ra, khóc chính là cách tự nhiên để con giao tiếp với bạn. Ví dụ, con khóc là con đói, con muốn được âu yếm, vỗ về hay có thể cần thay tã… Bên cạnh đó, tiếng khóc của trẻ cũng là dấu hiệu cho biết con khỏe mạnh.
Nếu em bé khóc thường xuyên và bạn nghĩ rằng con có thể đang gặp phải những cơn đau co thắt ở trẻ sơ sinh (hội chứng colic hay trẻ khóc dạ đề) thì nên kiểm tra các triệu chứng. Còn trong trường hợp, em bé không khóc hoặc chỉ ọ ẹ, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu nguyên nhân do đâu.

4. Hướng dẫn cách chăm sóc em bé 1 tháng tuổi
Việc chăm sóc em bé 1 tháng tuổi đúng cách là điều cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp chăm sóc như sau:
4.1. Chăm sóc em bé 1 tháng tuổi qua bữa ăn
Hãy cho bé bú khi bé đói. Và nhớ rằng nên cho con ăn theo nhu cầu. Đừng ép bé ăn theo lịch của bạn. Tuy nhiên, nếu bé uống sữa công thức thì bé nên ăn ít nhất là 6 lần/ngày còn bú mẹ sẽ là 12 lần/ngày.

4.2. Chăm sóc em bé 1 tháng tuổi bằng giấc ngủ
Hãy để bé ngủ theo nhu cầu của con. Đừng ép ngủ khi bé không muốn hoặc đánh thức khi trẻ đang ngủ ngon. Một giấc ngủ có chất lượng tốt cực kỳ quan trọng cho sự tăng trưởng trẻ.
Khi cho bé ngủ, bạn cần đảm bảo rằng chỗ ngủ của con không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Ví dụ nên cách xa cửa sổ, cửa ra vào. Hoặc không nên có bất kỳ vật dụng hay đồ chơi gây hại… Bạn có thể cho con ngủ trong cũi để hạn chế nguy cơ rơi xuống đất.
4.3. Giao tiếp
Bạn hãy tương tác với con, nói chuyện và chơi với bé thường xuyên. Đây là cách tuyệt vời để phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ sơ sinh.
4.4. Tiêm chủng
Tháng đầu tiên sau sinh, bé có thể cần chủng ngừa một số căn bệnh nhất định. Do đó, bạn đừng quên đưa bé đi chủng ngừa và khám sức khỏe định kỳ nhé. Việc này giúp bảo vệ con khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm.

4.5. Vệ sinh
Trẻ 1 tháng tuổi còn khá nhỏ. Vì thế, bạn nên giữ vệ sinh cho bé đúng cách. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây hại. Cụ thể, bạn cần rửa tay sau mỗi lần thay tã cho bé và trước khi chăm sóc con. Giữ em bé tránh xa những người có vấn đề về sức khỏe…
Hy vọng với những thông tin bổ ích mà bài viết đã chia sẻ thì các mẹ sẽ biết cách chăm sóc em bé 1 tháng tuổi an toàn và chu đáo. Chúc các bạn thành công!