Hướng dẫn cách nuôi giấm gạo thơm ngon tại nhà

Giấm không chỉ là một gia vị quen thuộc trong gian bếp, mà còn được chị em sử dụng để làm đẹp. Ngoài việc mua giấm tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị… bạn còn có thể tự nuôi giấm gạo ở nhà.

Giấm gạo là gì?

Giấm là một loại chất lỏng có vị chua. Giấm được hình thành từ quá trình lên men của rượu etylic. Thành phần chính của giấm là axit axêtic có nồng độ khoảng 5%.

Giấm có nhiều loại khác nhau như: giấm gạo, giấm táo, giấm vải thiều, giấm rượu vang, giấm nho,… Giấm có nhiều công dụng như làm đẹp, chăm sóc sức khỏe hay trong nấu ăn. Vì thế giấm là 1 gia vị quen thuôc trong mỗi gia đình Việt.

 Giấm gạo là loại giấm được nuôi từ gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt…Hoặc có thể nuôi bằng rươu nếp. Tùy vào thành phần bạn sử dụng nuôi giấm mà chúng sẽ có tên gọi khác nhau và màu sắc cũng giấm cũng khác nhau. Giấm gạo thông thường sẽ có màu trong suốt đến vàng nhạt do làm từ gạo tẻ hoặc gạo nếp. Tuy nhiên, có những loại giấm có màu sắc khác như giấm có màu hồng được làm từ gạo lứt

Công dụng tuyệt vời của giấm

Giấm có rất nhiều công dụng tuyệt vời nên được dùng khá nhiều trong gia đình. Một số công dụng của giấm:

Giấm làm salad
Giấm làm salad
  • Làm gia vị để nấu ăn: Giấm được dùng trong các món ăn như dưa món, làm bánh, làm nước sốt salat…
  • Rửa thức ăn, khử mùi: Giấm được dùng để rửa thịt, cá, làm sạch nhựa của trái cây….
  • Giúp bạn khỏe hơn: Giấm giúp cải thiền sức khỏe tiêu hóa, là liều thuốc bổ gan, giảm mệt mỏi, cảu thiện sức khỏe tim mạch và khả năng miễn dịch, …
  • Hỗ trợ bạn giảm cân
  • Giúp bạn có làn da đẹp, rạng rỡ hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách làm giấm táo trong vắt

Hướng dẫn cách nuôi giấm gạo

Chuẩn bị nguyên liệu

Gạo tẻ: 1 kg

Vải mịn

Đường trắng

Men bia

Lòng trắng trứng

Lọ thủy tinh: rửa sạch phơi khô

Nồi nấu

Cách làm:

Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, nấu cơm. Sau khi cơm chín, cho 1,5 lit nước ngâm với cơm 1 đêm trong tủ lạnh.

Bước 2: Dùng miếng vải lọc bỏ xác cơm, chỉ lấy phần nước. Pha nước cơm vừa lọc với đường theo tỉ lệ 3:4. Khuấy đều và bắc lên bếp đun 20 phút.

Bước 3: Đợi hỗn hợp trên nguội. Trộn hỗn hợp trên với men bia theo tỉ lệ 1:1 vào hũ thủy tinh. Lưu ý: không đổ đầy hũ thủy tinh và đậy hũ thủy tinh quá chặt. Vì sẽ làm giấm thiếu oxi và không thể lên men được. Sau đó cất hũ thủy tinh ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Bước 4: Chờ giấm lên men khoảng 7 ngày. Sau khi đó bạn có thể lấy giấm đun sôi với 2 cái lòng trắng trứng. Vớt lòng trắng trứng ra, để nguội, và dùng dần.

Giấm gạo thành công là giấm dậy mùi thơm, có màu trong, không bị kết tủa.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *