Khi bé 9 tháng tuổi, có thể trong gia đình bạn sẽ xuất hiện một “nhà thám hiểm” tí hon, lúc nào cũng bò khắp mọi ngóc ngách để tìm hiểu. Bởi vì giai đoạn này, mọi thứ xung quanh đều vô cùng mới mẻ và luôn mời gọi bé khám phá. Hãy cùng xem bé đã phát triển như thế nào để biết cách chăm sóc em bé 9 tháng tuổi an toàn và khỏe mạnh nhé!
1. Sự phát triển của bé ở 9 tháng tuổi
Muốn biết cách chăm sóc em bé 9 tháng tuổi như thế nào thì đầu tiên các mẹ cần biết sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này.
1.1. Trí thông minh
Sự phát triển của trí nhớ khiến bé chán ngán với những thứ quen thuộc xung quanh và luôn muốn tìm kiếm những trải nghiệm mới. Bé sẽ kiên trì hơn trong việc tìm kiếm các đồ chơi. Thậm chí sẽ khóc đòi khi đồ vật tự dưng biến mất. Bé sẽ tiếp tục thử nghiệm về sự tồn tại của các vật. Trí thông minh của bé còn thể hiện rõ ở việc bé đã bắt đầu hiểu người và vật đều có tên riêng. Có thể đoán trước được những trình tự quen thuộc trong ngày như mẹ pha nước nghĩa là đến giờ tắm.

1.2. Kỹ năng vận động
Hầu hết, các bé ở giai đoạn này đều nỗ lực vận động. Dù ở các hình thức khác nhau như trườn, bò, lăn lộn. Thậm chí tập đi bằng cách vịn tay vào các vật khác. Kỹ năng vận động tĩnh của bé cũng đang được cải thiện dần. Nhờ vậy, bé có thể tự ăn hoặc tự cầm bình sữa và ly để uống mà không cần sự giúp đỡ của mẹ. Ngoài ra, khả năng nhặt và cầm nắm đồ vật cũng thuần thục hơn.
1.3. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp chính là một trong những kỹ năng quan trọng để giúp mẹ chăm sóc em bé 9 tháng tuổi tốt hơn.
Ở giai đoạn này, bé học giao tiếp bằng cử chỉ với các động tác như chỉ tay, vỗ tay và vẫy tay chào… Bé sẽ thể hiện sự yêu ghét với ngôn ngữ cơ thể bằng cách cười và đá chân khi thích. Hoặc cau mày khi không hài lòng. Đồng thời, mẹ sẽ thấy bé liên tục bập bẹ những từ ngữ hoàn chỉnh kết hợp cả nguyên âm và phụ âm. Ví dụ như “baba”, “dada”, “mama”.
1.4. Cảm xúc
Bên cạnh sự phân biệt người quen – người lạ, bé bắt đầu học được một số hành vi. Có thể kể đến như vẫy tay chào tạm biệt. Hoặc thử làm mẹ không hài lòng để quan sát xem phản ứng của mẹ. Hay tỏ ra buồn bã khi mẹ nói “không”. Các mẹ hãy ghi nhận và phản hồi lại những hành động này. Để giúp bé có thể phát triển kỹ năng xã giao của mình sau này tốt hơn.

1.5. Phát triển thể chất
Các mẹ cũng đừng bỏ qua thể chất, sức khỏe của trẻ.
Tháng thứ 9, trung bình các bé sẽ nặng khoảng 9,2kg (đối với bé trai) và 8,6kg (đối với bé gái). Đôi chân của bé giờ đã cứng cáp hơn rất nhiều. Do đó bé thường xuyên vịn vào ghế hoặc thành giường để đứng dậy. Mẹ hãy đặc biệt chú ý tới việc mọc răng của bé nhé! Bé có thể đã mọc 2 răng cửa dưới, 1 răng cửa và 1 răng bên hàm trên. Hãy vệ sinh răng miệng cho bé thật sạch để tránh việc bé lười ăn.
2. Bí quyết chăm sóc em bé 9 tháng tuổi
Dưới đây là một số bí quyết chăm sóc em bé 9 tháng tuổi, các mẹ có thể tham khảo.
2.1. Chăm sóc em bé 9 tháng tuổi bằng cách phát triển thể chất cho bé
- Hãy để cho bé khám phá các món ăn và nghiên cứu cách ăn của riêng của mình càng sớm càng tốt. Các mẹ chỉ cần chú ý làm sao cho các món ăn nhiều màu sắc và bắt mắt để kích thích bé là được.
- Dù giai đoạn này, bé chỉ còn ngủ 2 giấc/ ngày, nhưng vẫn rất quan trọng. Mẹ nên để ý các dấu hiệu của bé mỗi khi bé mệt hoặc buồn ngủ. Ví dụ như là dụi mắt, mè nheo, gục đầu trên vai mẹ hoặc tỏ ra chán các món đồ chơi hấp dẫn…
- Đừng để bé quá mệt mỏi hay thức khuya hơn ngày thường, tránh việc bé cáu gắt ầm ĩ. Nên tập cho bé đi ngủ sớm và đúng giờ.
- Các mẹ hãy đảm bảo chế độ ăn của bé có đủ 600ml sữa và 3 bữa ăn dặm chính trong ngày. Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

2.2.Chăm sóc em bé 9 tháng tuổi bằng cách giữ bé an toàn
Bên cạnh thể chất thì khi chăm sóc em bé 9 tháng tuổi, mẹ cũng cần lưu ý về vấn đề giữ an toàn cho trẻ.
- Khi có tiếng ồn đột ngột, mẹ nên để ý phản ứng của bé. Quan sát xem hai mắt bé có di chuyển đều nhau không hay bé có tập trung nhìn vào một vật gì đó không… Đồng thời cũng nên lưu ý cách bé di chuyển để phát hiện sớm những bất thường.
- Mẹ nhớ xem lịch chủng ngừa để xem bé 9 tháng cần chích ngừa những bệnh gì và tiêm phòng đầy đủ.
- Nên kiểm tra sàn nhà và xung quanh trước khi cho bé chơi.
- Nếu bé bú bình, mẹ có thể không cần tiệt trùng bình và chén bát cho bé nữa. Nhưng vẫn phải đảm bảo rửa sạch sẽ. Sữa nên được trữ ở giữa tủ lạnh, không để ở cửa tủ – nơi nhiệt độ thường xuyên thay đổi và không nên sử dụng nếu sữa đã quá 24 tiếng đồng hồ.

2.3.Chăm sóc em bé 9 tháng tuổi bằng cách chơi và giao tiếp với bé
- Để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho bé, mẹ hãy tiếp tục gọi tên các đồ vật. Hoặc kể cho bé nghe về những hoạt động trong ngày của mẹ.
- Đây là thời điểm tuyệt vời để mẹ và bé thử một vài trò chơi đơn giản như tìm đồ vật. Hoặc vỗ tay bé sẽ học được nhiều từ sự tương tác với bố mẹ.
- Mẹ có thể khuyến khích bé vận động nhiều hơn. Bằng cách cùng ngồi xuống sàn nhà và chơi trò đuổi bắt. Bố mẹ cứ yên tâm để bé tự do chơi dưới sàn. Bé sẽ có nhiều cơ hội hoàn thiện các kỹ năng hơn.

Mong rằng với những kiến thức hữu ích về cách chăm sóc em bé 9 tháng tuổi mà bài viết đã chia sẻ như trên thì các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ, lý thú trong việc chăm sóc bé yêu của mình. Chúc các bạn sẽ thành công!