Giấm táo là một nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp. Không những thế giấm táo còn giúp chị em làm đẹp và là sản phẩm tốt cho sức khỏe. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu công dụng và cách làm giấm táo trong vắt nhé.
Công dụng của giấm táo
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu công dụng của giấm táo nhé:
Làm đẹp
Giấm táo là nguyên liệu vô cùng quen thuộc với chị em. Giấm táo có thể giúp chị em giảm cân. Đặc biệt giấm còn rất tốt cho mái tóc và làn da của chị em.
Cải thiện tiêu hóa
Giấm táo chứa nhiều enzyme và amino axit cũng như các vi khuẩn có lợi mà giấm táo trở thành một “bảo bối” đối với những ai có vấn đề về hệ tiêu hóa.
Giấm táo sẽ giúp:
- Giết chết các vi khuẩn có hại trong ruột.
- Các enzyme trong loại giấm này sẽ giúp tăng tốc độ tiêu hóa và rất có lợi cho người bị dị ứng thực phẩm.
Khi uống giấm táo thường xuyên, đặc biệt là trước mỗi bữa ăn chính, hệ tiêu hóa của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Trị táo bón, ợ nóng và các vấn đề đường ruột
Chất xơ trong táo có tác dụng làm dịu toàn bộ đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa đau bụng, đầy hơi và khí tự do. Giấm táo như một vị thuốc hữu ích giúp nhuận tràng nhẹ để kích thích nhu động ruột trong trường hợp bạn thường xuyên bị táo bón.
Tăng cường hệ miễn dịch
Giấm táo có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lợi khuẩn. Từ đó giúp cải thiện khả năng miễn dịch của bạn một cách tổng thể.
Trong giấm táo có các axit malic là một chất kháng virus mạnh.
Ngoài ra, giấm táo nguyên chất được cho là tác dụng làm sạch các hạch bạch huyết và phá vỡ chất nhầy trong cơ thể. Sau khi sử dụng 1 thời gian, giấm táo có thể làm bạn giảm nghẹt mũi, giảm cảm lạnh và giảm bớt dị ứng.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giấm táo có khả năng làm giảm nồng độ glucose . Giấm sẽ can thiệp vào các chức năng tiêu hóa tinh bột. Sau đó làm chậm quá trình hấp thu, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Giảm huyết áp
Giấm táo có khả năng làm giảm huyết áp. Tác dụng làm tăng sản sinh nitric oxide giúp thư giãn các mạch máu, hoặc nó tác động có lợi trên hệ tim mạch của bạn. Đối với người bị huyết áo cao, sử dụng giấm thường xuyên, sau 1 thời gian huyết áp sẽ giảm xuống.
Giải đọc gan
Uống giấm táo thường xuyên được cho là:
- Giải độc cơ thể, thanh lọc, giải độc gan.
- Giúp cân bằng độ pH và làm sạch các bạch cầu.
- Giúp kích thích hệ tuần hoàn tim mạch.
Trị hôi miệng
Trong giấm táo có axit axetic và malic có thể làm giảm vi khuẩn trong miệng gây hôi miệng.
Cách làm giấm táo
Nguyên liệu
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
3 kg táo tươi: để làm giấm táo bạn nên chọn táo tươi, không nên chọn táo khô.
1 bình nhựa hoặc bình thủy tinh 3 lít: ban nên rủa sạch và phơi khô để làm giấm.
2 lit nước ấm: nước đã đun sôi
1 trái chuối chín
Cách làm:
Bước 1: sơ chế
Táo rửa sạch và ngâm nước muối loãng 5-10 phút. Để ráo nước, sau đó cắt táo thành từng miếng nhỏ. Bỏ 2 đầu táo, phần hạt táo bạn nên giữ nguyên.
Chuối chín bóc vỏ.
Bước 2: Ngâm táo
Sau khi sơ chế xong, bạn cho táo vào bình.
Đổ nước ấm đã chuẩn bị vào bình. Lưu ý nên đổ nước vừa phải, tránh đổ đầy, tràn bình.
Cho trái chuối chín vào bình. Bạn có thể thêm 2 thìa đường để giấm nhanh lên men hơn.
Đậy nhẹ bình để oxy có thể lọt vào trong bình. Nếu bạn đậy nắp quá chặt, giấm sẽ không thể lên men do thiếu oxi.
Bước 3: ủ giấm táo
Bạn nên cất bình ở nơi khô ráo và thoáng mát. Thời gian ủ từ 25-30 ngày bạn có thể lấy giấm ra sử dụng.
Một số lưu ý:
- Để làm giấm táo nhanh, bạn có thể sử dụng giấm gạo thay thế nước ấm. Khi đó giấm sẽ có vị khác và thời gian lên mem cũng được giảm bớt
- Trong thời gian ủ giấm, nếu có hiện tượng váng màu trắng mốc nổi lên, chỉ cần hớt bỏ đi là được, chất lượng giấm táo không có gì thay đổi.
- Táo không nên để cả quả. Nên cắt từng lát mỏng và giữ nguyên hạt.
Phía trên là công thức làm giấm táo, hy vọng bạn đã tìm được công thức làm giấm táo cho riêng mình.
Chúc bạn thành công!