Đối với trẻ sơ sinh, tắm nắng là một hoạt động cực kỳ hữu ích. Bởi những thành phần trong tia nắng của mặt trời sẽ có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn. Đồng thời, sẽ giúp kích thích làn da sản sinh vitamin D3 để tăng cường canxi và phốt pho – 2 thành phần chính cấu tạo nên xương, cơ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết tắm nắng cho bé đúng cách. Nhất là, nếu không cẩn thận, còn có nguy cơ gây tác dụng ngược, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Vì vậy, dưới đây chính là những thông tin cần thiết về cách tắm nắng tốt nhất cho trẻ sơ sinh mà các bố mẹ cần biết.
1. Lợi ích của tắm nắng
Như đã nói, tắm nắng mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ sơ sinh. Cụ thể.
1.1. Tăng cường khả năng miễn dịch
Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, lợi ích lớn nhất của việc tắm nắng cho bé chính là tăng cường được khả năng miễn dịch của cơ thể. Rồi thúc đẩy sức sống cho các tế bào và phòng tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật. Để đạt được điều đó, tất cả là nhờ có các tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và các độc tố, mầm bệnh cực kỳ mạnh.
Bên cạnh đó, tắm nắng còn giúp cơ thể và tâm lý có sự điều tiết nhất định. Tức là, hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng hiệu quả trao đổi chất và điều chỉnh thần kinh trung khu. Nhờ vậy, cơ thể bé sẽ được thư giãn và có cảm giác cực kỳ thoải mái, dễ chịu. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, nếu biết tận dụng tia tử ngoại của ánh nắng tự nhiên phù hợp thì sẽ còn kích thích tái tạo hồng cầu trong tủy hoặc nâng cao chức năng tái tạo máu. Từ đó, giúp trẻ giảm bớt và phòng ngừa được căn bệnh thiếu máu.

1.2. Bổ sung vitamin D tự nhiên
Nếu tắm nắng cho trẻ đúng cách thì cơ thể bé sẽ còn tiếp nhận được vitamin D tự nhiên. Cùng với nguồn vitamin D3 có sẵn trong da sẽ được tia tử ngoại của ánh nắng kích thích, chế tạo và chuyển đổi thành vitamin D. Mang lại lợi ích là tăng hiệu quả hấp thu magie, canxi, phốt pho – những yếu tố giúp xương của bé chắc khỏe.
Đừng bỏ lỡ: Muốn tăng chiều cao cho bé ba mẹ phải làm gì?
2. Hướng dẫn ba mẹ tắm nắng đúng cách cho bé
Vậy ba mẹ nên tắm nắng như thế nào cho bé để tận hưởng được những lợi ích tuyệt vời đó?
2.1. Thời điểm tắm nắng
Thông thường, sau khi chào đời khoảng 7-10 ngày thì trẻ đã có thể tắm nắng để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Vì thế, các mẹ có thể cho bé tắm nắng vào khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều. Trong đó, thời gian được coi là phù hợp, giúp cơ thể bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể tối ưu nhất là từ 6-9 giờ sáng. Tiếp theo, sau 5 giờ chiều, những tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp trẻ hấp thụ canxi và photpho hiệu quả nhất, rất có lợi cho sự phát triển của xương, khớp.
Lưu ý, trong khoảng thời gian từ 10-16 giờ, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời cực kỳ mạnh. Ba mẹ tuyệt đối, không nên tắm nắng cho bé vào lúc này để tránh gây tổn thương cho làn da mỏng manh của bé.

2.2. Tắm nắng cho bé bao lâu thì đủ?
Thời gian tắm nắng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Những ngày đầu, các mẹ có thể cho bé tắm nắng trong bóng râm khoảng 10 phút. Những ngày sau đó, tăng thời gian lên khoảng 20-30 phút. Theo quy trình, mỗi lần tắm nắng sẽ kéo dài trong 10 ngày. Rồi cho bé “nghỉ” 10-20 ngày, sau đó lại tiếp tục.
Đối với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải bế bé ra ngoài, ba mẹ có thể cho trẻ tắm nắng bên cửa sổ vào buổi sớm mai. Nhớ mở cửa sổ ra để bé hấp thụ ánh nắng tốt hơn.
2.3. Cách tắm nắng cho bé
Quy trình tắm nắng như sau:
Thời gian đầu, các mẹ chỉ nên lộ 1 phần da của bé và tắm ở trong bóng râm 10 phút. Ngày hôm sau tăng lên 20 phút và ngày thứ 3 là 30 phút.
Những ngày sau đó, che mặt và mắt cho bé, mặc quần áo để hở từ bàn chân. Ở thân trước, tắm nắng 5 phút và thân sau tắm 5 phút. Ngày tiếp theo, mặc cho bé áo ở từ đầu gối, kéo dần lên che đùi, bụng và ngực. Tăng thêm khoảng thời gian tắm nắng 5 phút mỗi ngày. Và luôn luôn nhớ không quá 30 phút.

3. Một số lưu ý khi cho bé tắm nắng
Để tắm nắng mang lại được nhiều lợi ích trọn vẹn cho bé thì ba mẹ không nên bỏ qua những lưu ý như sau:
- Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt, mặt và đầu của bé.
- Khi tắm nắng nên mặc ít áo cho trẻ, để hở da càng nhiều càng tốt. Nhất là nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.
- Nên tắm nắng nơi có nhiều nắng, thoáng mát. Tránh nơi lộng gió.
- Nếu tắm nắng cho trẻ trong phòng nên mở cửa kính ra. Không sẽ cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể.
- Lau mồ hôi và cho bé uống ít nước sau khi tắm nắng xong.
- Hãy tránh những ngày thời tiết bất thường hay ngày giao mùa.
- Trong quá trình tắm nắng, nếu thấy da của trẻ chuyển sang màu đỏ. Rồi ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì mẹ nên lấy nước ấm lau người cho bé và cho trẻ uống chút nước lọc.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về việc tắm nắng cho bé mà bố mẹ cần biết. Hy vọng từ đó, ba mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ trong quá trình chăm sóc con yêu. Chúc các bé sẽ luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn và hay ăn chóng lớn!