Gợi ý cho mẹ cách chăm sóc em bé 12 tháng tuổi tốt nhất

Thời gian trôi qua thật nhanh. Chớp mắt một cái, bé yêu của bạn đã tròn 1 tuổi rồi đấy. Lúc này, bé đã có thể ngồi vững rồi chập chững những bước đi đầu tiên. Mỗi ngày, cuộc sống của thiên thần nhỏ ấy dường như đều tràn ngập trong sự khám và học hỏi. Hãy cùng xem sự phát triển của bé yêu trong tháng cuối cùng của năm đầu đời như thế nào để biết cách chăm sóc em bé 12 tháng tuổi an toàn và khỏe mạnh nhé, các bố mẹ!

 

1. Sự phát triển của bé ở 12 tháng tuổi

Giai đoạn này, chắc hẳn nhiều ba mẹ sẽ cảm thấy thật ngỡ ngàng vì bé yêu đã lớn khôn hơn rất nhiều. 

1.1.Trí thông minh 

Lúc này, bé đã dần trưởng thành hơn và có thể đáp lại những yêu cầu đơn giản. Ví dụ như “hôn mẹ một cái”. Hoặc trả lời một số câu hỏi “Gối ghiền của bé đâu?”. Bên cạnh đó, bé vẫn tiếp tục tìm hiểu cách thức hoạt động của những đồ vật xung quanh. Đồng thời luôn muốn thử nghiệm cách sử dụng chúng. Vì vậy, các mẹ hãy cho bé một không gian ở cùng với những món đồ chơi thật an toàn. Để bé có thể thoải mái chọc, đập phá, cho vào miệng hay thậm chí ném đi cũng được.

Trí thông minh của bé 12 tháng tuổi
Trí thông minh của bé 12 tháng tuổi

1.2. Kỹ năng vận động 

Dù có thể chưa tự đi nhưng bé 12 tháng tuổi đã cứng cáp và cử động cơ thể linh hoạt hơn rồi. Bé đã có thể đứng được khi bám vào mẹ hoặc các điểm tựa khác. Có lúc, mẹ sẽ thấy bé len lỏi vào những khe hở giữa các vật dụng trong nhà. Khả năng phối hợp các ngón tay được cải thiện cho phép bé tự ăn. Hoặc tự chơi các trò chơi vận động khéo léo hơn như lật từng trang sách.

 

1.3. Kỹ năng giao tiếp 

Hầu hết tiếng gọi đầu đời của bé là tiếng gọi mẹ – được xem như khởi đầu của việc liên kết những tiếng gọi với người hoặc vật. Thậm chí ngay cả khi chưa biết nói, bé cũng đang giao tiếp bằng cử chỉ rất tốt, ví dụ như dang tay ra để đòi bế. 

Muốn chăm sóc em bé 12 tháng tuổi tốt thì mẹ cũng đừng nên bỏ quên cải thiện kỹ năng giao tiếp này cho con. Hãy nói chuyện, vui đùa cùng bé nhiều hơn…

 

1.4. Cảm xúc 

Khi được một năm tuổi, bé thường cố gắng bắt chước tất cả mọi thứ chứ không đơn thuần là chơi nữa. Bé ở tuổi này sẽ học được nhiều trạng thái cảm xúc từ mọi người xung quanh như cáu gắt, vui mừng, lo lắng, chán chường và nhiều cảm xúc khác nữa. Tuy nhiên, bé vẫn có biểu hiện bất an và tỏ ra cảnh giác, lo sợ khi gặp người lạ.

Cảm xúc của em bé 12 tháng tuổi
Cảm xúc của em bé 12 tháng tuổi

1.5. Phát triển thể chất

Thể chất cũng là một trong những vấn đề các mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc em bé 12 tháng tuổi. Lúc này, cân nặng của bé trung bình đã gấp 3 lần so với khi bé mới chào đời và chiều cao nằm trong khoảng 75cm. Bé đã có khoảng 8 chiếc răng rồi và sẽ gia tăng “chóng mặt” trong thời gian tới. Đặc biệt, bé có thể tự ăn và thường xuyên bày tỏ mong muốn ăn uống rõ ràng hơn. Bé sẽ ngủ khoảng 2 giấc ngắn vào ban ngày cho tới 14 tháng.

 

2. Bí quyết chăm sóc em bé 12 tháng tuổi

Dưới đây là một số gợi ý để chăm sóc em bé 12 tháng tuổi một cách tốt nhất. Các mẹ đừng nên bỏ qua mà hãy nghiên cứu, tham khảo thật kỹ càng nhé!

2.1.Chăm sóc em bé 12 tháng tuổi bằng cách giúp bé phát triển thể chất

Tức là:

  • Giai đoạn này, bé phải uống sữa ít nhất 3 cữ mỗi ngày. Kèm theo 3 bữa ăn thức ăn đặc và có thêm 2 cữ ăn vặt.
  • Nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ. Vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ đến 24 tháng tuổi. Trong sữa mẹ luôn có chứa sữa non để tăng sức đề kháng và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ gặp khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này vì những lí do đặc biệt thì nên đến cơ sở y tế để nhận được hướng dẫn từ thầy thuốc và nhân viên y tế.
  • Mẹ có thể nghĩ tới việc dùng ly thay bình để giúp phòng ngừa sâu răng. Đồng thời để giảm thời gian răng phải tiếp xúc với các loại đường có trong sữa.
Bữa ăn của bé 12 tháng tuổi
Bữa ăn của bé 12 tháng tuổi

2.2. Chăm sóc em bé 12 tháng tuổi bằng cách giữ bé an toàn cho bé

Giữ bé trong khoảng an toàn là lưu ý đặc biệt để chăm sóc em bé 12 tháng tuổi khỏe mạnh.

Cụ thể:

  • Đây là tháng bé cần tiêm phòng nên mẹ cần đảm bảo đưa bé đi tiêm đúng lịch.

Đợt tiêm này của bé có thể gồm:

  • Liều thứ 4 vacxin DTaP chứa biến độc tố bạch hầu‚ uốn ván và ho gà vô bào.
  • Liều thứ 3 hoặc thứ 4 vacxin viêm màng não Hib (Haemophilus influenzae type b).
  • Liều thứ 4 vacxin phế khuẩn cầu (dạng vắc-xin phế cầu khuẩn có thể dùng cho bé dưới 2 tuổi), vắc-xin sởi‚ vắc-xin sởi Đức (thường được gọi là rubella)‚ vaccine quai bị‚ vaccine thủy đậu MMR‚ và vacxin viêm gan A.
  • Nếu lần tiêm trước bé chưa tiêm thì lần này bác sĩ cũng có thể tiêm nốt liều cuối vắc-xin viêm gan B.
  • Trong mùa cúm‚ bạn cũng nên cho bé tiêm một liều phòng bệnh cúm.
  • Dẫn bé đến nha sĩ để kiểm tra và có những lời khuyên chăm sóc răng tốt nhất cho bé. Bé cần đánh răng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Luôn luôn để mắt đến bé mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là khi ra ngoài. 
Tiêm phòng cho bé 12 tháng tuổi
Tiêm phòng cho bé 12 tháng tuổi

2.3. Chăm sóc em bé 12 tháng tuổi bằng cách chơi đùa và giao tiếp với bé

Chơi đùa và giao tiếp với trẻ cũng là một cách chăm sóc bé yêu hoàn thiện.

  • Mẹ có thể để bé ngồi trong lòng, mặt đối diện với mặt bạn. Rồi hỉ vào các cơ quan trên mặt và gọi tên chúng.
  • Nên cho bé chơi những đồ chơi có bánh xe. Hoặc tập cho bé chơi xe để bé có thể đi vòng quanh căn nhà. Hay khuyến khích bé đi theo bạn từ phòng này qua phòng khác.
  • Ôm ấp, yêu thương và trò chuyện với bé thường xuyên để giúp bé phát triển ngôn ngữ và giao tiếp.

Đừng quên đây cũng là khoảng thời gian để tổ chức sinh nhật, mừng bé yêu tròn 1 tuổi mẹ nhé!

Chơi đùa với bé
Chơi đùa với bé

Hy vọng với những kiến thức hữu ích về việc chăm sóc em bé 12 tháng tuổi chi tiết như bài viết đã chia sẻ thì các bạn sẽ có thêm thật nhiều thông tin mới lạ. Chúc bé yêu của bạn sẽ luôn khỏe mạnh và phát triển thật toàn diện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *