Giải đáp vấn đề: trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Dường như ai cũng biết, giấc ngủ luôn đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều em bé lại ngủ rất nhiều và không chịu dậy ăn khiến các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng? Vấn đề trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.

Thời gian ngủ của trẻ

Muốn giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không thì đầu tiên, mọi người nên tìm hiểu về thời gian ngủ trung bình trong một ngày của trẻ.

Cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh – 8 tuần tuổi: sẽ ngủ 16-18 giờ/ ngày. Mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2-4 tiếng đồng hồ.
  • Trẻ từ 2-6 tháng tuổi: ngủ 14-16 giờ/ ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: sẽ ngủ khoảng 14 giờ/ ngày.
  • Trẻ trong độ tuổi từ 1-3 tuổi: ngủ khoảng 10-13 giờ/ ngày.
  • Trẻ lớn hơn, từ 3-5 tuổi: ngủ từ 10-12 giờ/ ngày.

Như vậy có thể thấy, ở mỗi một độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có thời gian ngủ trung bình khác nhau. Giấc ngủ sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, đây còn là yếu tố quan trọng để hỗ trợ cơ thể trẻ phát triển tối ưu hệ miễn dịch. Hay thúc đẩy việc học hỏi và các hoạt động trao đổi chất để cơ thể lớn lên… 

Đừng bỏ lỡ bài viết: Hướng dẫn chăm sóc bé sơ sinh mùa hè đúng cách

Thời gian ngủ của trẻ
Thời gian ngủ của trẻ

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Thực ra, tùy theo cơ địa, sẽ có trẻ ngủ nhiều hoặc trẻ ngủ ít hẳn. Nhưng đa số, trẻ sơ sinh sẽ có giấc ngủ khác với người lớn. 

Cơ cấu giấc ngủ của trẻ 

Thông thường, chu kỳ ngủ của trẻ chỉ dao động trong khoảng 20-50 phút và sẽ ngắn hơn so với người lớn. Đặc biệt, trong mỗi chu kỳ ngủ sẽ có 2 giai đoạn khác nhau. Đó là giai đoạn ngủ sâu còn gọi là non – REM và giai đoạn ngủ động có tên khác là REM. Trong đó, giai đoạn ngủ động của trẻ sẽ rất nhiều, chiếm khoảng 50% thời gian của chu kỳ ngủ.

Như vậy, mỗi chu kỳ của một em bé sẽ có 10-15 phút ngủ sâu. Tiếp theo 10-15 phút ngủ động. Chu kỳ ngủ cứ diễn ra liên tiếp như thế trong khoảng 2-4 giờ là trọn vẹn một giấc ngủ của trẻ.

Đặc điểm

Trong quá trình như vậy, ở giai đoạn ngủ động, rất nhiều em bé thường hay bị giật mình, dễ thức giấc khi có tiếng động mạnh. Hoặc ọ ọe vặn vẹo người. 

Khi ấy, nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy em bé khó ngủ, không ngủ được. Và lo lắng em bé ngủ không sâu giấc như vậy thì bị thiếu chất gì, có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Ít ai biết rằng, đây chính là một sự hiểu lầm trong giấc ngủ của trẻ. Bởi pha ngủ động này sẽ giúp bé dễ thức giấc. Rồi khi bé khóc là để báo hiệu cơ thể có những nhu cầu hay cảnh báo về sức khỏe. Ví dụ, trẻ đói quá, nóng bức, thân nhiệt bị đau… Nhờ vậy, các bậc phụ huynh sẽ nhanh chóng phát hiện ra và xử lý kịp thời.

Trong tháng đầu của em bé sơ sinh, khoảng thời gian thức giấc giữa 2 giấc ngủ trung bình là từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nhu cầu của mỗi bé khác nhau nên thời gian thức sẽ ít hơn, khiến cho các giấc ngủ cứ liên tiếp nhau. Điều đó, khiến cho bố mẹ cứ băn khoăn trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Cần làm

Lúc này, bố mẹ nên trò chuyện với bé nhiều hơn. Có thể tranh thủ cho trẻ uống sữa vào khoảng thời gian này. Một số trẻ sẽ có thời gian thức dài hơn. Khó quay lại giấc ngủ. Khi đó, thời gian ngủ trong ngày chỉ khoảng 12-14 tiếng đồng hồ.

Các bậc phụ huynh cần nhớ là không nên định lượng giấc ngủ của bé nhiều hay ít so với đứa trẻ khác. Bởi nếu bé ngủ đủ theo nhu cầu riêng thì sẽ khỏe mạnh, vui vẻ và ít cáu kỉnh, khó chịu. Còn trong trường hợp, bé ngủ ít hơn 10 giờ một ngày thì bạn nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và tìm nguyên nhân, khắc phục.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Làm thế nào để bé có giấc ngủ tốt?

Như đã nói, giấc ngủ cực kỳ quan trọng đối với trẻ. Vì thế, trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời là có. Và bố mẹ nên áp dụng thêm một số biện pháp như sau để bé có giấc ngủ tốt hơn.

  • Nếu như trẻ hay giật mình tỉnh giấc vào giai đoạn ngủ động, bố mẹ không nên dỗ bé ngay. Nên để trẻ tự tìm cách ngủ lại.
  • Buổi tối nên bắt đầu cho trẻ đi ngủ từ lúc 7-8 giờ tối. Đừng nên ngủ muộn ơn.
  • Không nên tập thói quen cho bú đi ngủ. Như thế bé sẽ không bị phụ thuộc và bé sẽ có thói quen đòi bú để ngủ mặc dù không đói.
  • Tập cho trẻ phân biệt được giấc ngủ ngày và đêm. Bằng cách, ban ngày khi bé thức thì trò chuyện. Còn ban đêm thì không.
  • Tạo ra các hoạt động, thói quen thường ngày. Có thể là tắm hoặc đọc truyện cho trẻ nghe trước khi đi ngủ. 
  • Không nên giao tiếp bằng mắt trong quá trình ru bé ngủ, nhất là vào ban đêm. Bởi nếu bạn nhìn vào mắt trẻ, trẻ sẽ có hứng thú “trò chuyện” mà không chịu đi ngủ.
Giúp trẻ có giấc ngủ ngon
Giúp trẻ có giấc ngủ ngon

Phía trên là toàn bộ những thông tin để giải đáp cho vấn đề trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Hy vọng từ đó các bậc phụ huynh đã có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này. Chúc các bé sẽ luôn khỏe mạnh và hay ăn chóng lớn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *