Giải đáp: Nếu bé rụng rốn vẫn ướt thì các mẹ nên làm gì?

Bạn có biết? Bé rụng rốn vẫn ướt là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở một số trẻ sơ sinh. Thế nhưng, khá nhiều mẹ bỉm sữa lại vô cùng hoang mang và lo lắng. Vậy rốn chưa khô sau khi rụng là hiện tượng bình thường hay dấu hiệu nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận và chi tiết về vấn đề đó cho các mẹ tham khảo thêm.

1. Tình trạng bé rụng rốn vẫn ướt là tình trạng gì?

Thông thường, trẻ sơ sinh khi sinh ra, sau khoảng 7-10 ngày thì sẽ rụng rốn. Vài ngày sau đó, rốn của em bé có thể chưa khô và vẫn còn chảy nước. Tình trạng đó, người ta gọi là bé rụng rốn vẫn ướt.

Đặc biệt, phần cuống rốn của trẻ khi mới sinh giống như một vết thương hở. Vì thế, nếu các mẹ không chăm sóc cẩn thận thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể non nớt của bé. Thậm chí, dẫn đến nguy cơ rốn của bé bị nhiễm trùng. 

Do đó, khi phát hiện có nước màu vàng, mùi hôi hoặc có lẫn máu rỉ ra từ rốn của trẻ… Thì các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám, đảm bảo an toàn tối đa.

Quy trình rụng rốn của trẻ

2. Những nguyên nhân khiến bé rụng rốn vẫn ướt

Vậy vì sao, sau khi rụng rốn của bé lại chưa khô? Có thể là bởi những lý do sau:

2.1. Rốn bé có mủ

Dấu hiệu nhận biết tình trạng này chính là rốn của trẻ bị sưng tấy, có mùi hôi kèm theo ẩm ướt và chảy mủ. Tức là rốn của bé đã bị viêm.

Trong trường hợp viêm nhẹ, mẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách nặn hết mủ rồi dùng oxy già rửa rốn cho bé, lau khô và rắc bột kháng sinh. Sau đó băng lại. Còn trong trường hợp bị viêm nặng hơn, bé có những dấu hiệu khác như mệt mỏi, bỏ bú, sốt cao… thì các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

2.2. Viêm mạch máu rốn

Bé rụng rốn vẫn ướt có thể là do đã bị viêm mạch máu rốn. Tức là, sau khi bé chào đời, các mạch máu gồm tĩnh mạch và động mạch sẽ bị xẹp rồi xơ hóa. Trong trường hợp, không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu rốn rồi gây ra viêm nhiễm. Dấu hiệu nhận biết là phần bụng phía dưới rốn của bé bị sưng, tấy đỏ. Vuốt theo chiều xương mu lên rốn thấy có mủ chảy ra thì bé có nguy cơ bị viêm động mạch rốn. Còn vuốt từ mỏm ức xuống, cũng thấy mủ chảy ra thì có thể bé đã bị viêm tĩnh mạch rốn.

Khi ấy, có thể vi khuẩn sẽ tấn công các các khu vực bên cạnh như gan, mật… Từ đó, dẫn đến nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

Viêm mạch máu rốn

2.3. Uốn ván rốn

Nếu bé rụng rốn vẫn ướt thì có thể tiềm ẩn nguy cơ bị uốn ván rốn. Các mẹ cần theo dõi thêm một số dấu hiệu khác như bỏ bú, bị sốt, co cứng toàn thân, cứng hàm… Và đặc biệt cần lưu ý cẩn thận khi gặp trường hợp này. Bởi nếu tình trạng nặng, bé sẽ bị co thắt gây ra việc khó thở và có nguy cơ tử vong.

2.4. U hạt rốn

Khác với 3 trường hợp trên thì u hạt rốn lại không có nhiều dấu hiệu rõ ràng. Bé không bị sốt. Rốn của trẻ có thể tự rụng sớm và không sưng đỏ. Tuy nhiên, nếu vùng chân rốn của bé có dịch vàng thì các mẹ cần theo dõi sát sao. Đây chính là nguy cơ bị u hạt rốn. Và việc điều trị chậm trễ có thể dẫn đến nhiễm trùng rốn.

U hạt rốn

3. Những việc mẹ nên làm để tránh nhiễm trùng rốn cho bé

Có thể thấy, bé rụng rốn vẫn ướt, tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm. Do đó, các mẹ nên làm những việc sau để tránh nguy cơ nhiễm trùng rốn cho trẻ.

3.1. Hạn chế nước chạm vào cuống rốn

Nên để rốn tự rụng, không chạm tay vào hay cố tình kéo rốn. Hạn chế không cho nước chạm vào cuống rốn của trẻ gây ướt, khó chịu.

3.2. Cho trẻ mặc quần áo rộng

Các mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, khô thoáng và sạch sẽ. Nếu thấy áo hoặc quần của trẻ bị bẩn do thức ăn hoặc chất thải của trẻ (phân, nước tiểu) thì cần thay ngay để tránh gây nhiễm trùng rốn.

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi

3.3. Tiếp xúc da với mẹ

Nhiều bác sĩ thường khuyên rằng, khi trẻ sơ sinh được sinh ra nên cho trẻ tiếp xúc với da của mẹ. Cách này sẽ giúp trẻ có được vi khuẩn thường trú trên da. Những vi khuẩn này không gây bệnh từ mẹ, sẽ giúp bé sẽ tránh được nhiễm trùng. Đồng thời, mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa liên tục, thường xuyên để cung cấp thêm sức đề kháng chống nhiễm khuẩn tốt hơn.

3.4. Cách chăm sóc bé rụng rốn vẫn ướt đúng cách

Cách chăm sóc dưới đây là áp dụng cho cả bé chưa rụng và đã rụng cuống rốn. Hoặc rốn còn tiết dịch hay bị nhiễm trùng.

Dụng cụ cần có:

  • Que bông vô trùng hay bông vô khuẩn
  • Gạc vô trùng.
  • Dung dịch vệ sinh rốn cồn 70 độ hoặc dung dịch eosin 1%.
  • Băng rốn.

Quy trình chăm sóc:

Bước 1: Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn.

Bước 2: Tháo băng rốn cũ của bé ra. Tiếp tục rửa tay lại 1 lần nữa.

Bước 3: Dùng 1 tay gạc vô khuẩn nâng nhẹ nhàng cuống rốn lên. Quan sát xem rốn có tấy đỏ, có chảy mủ, rỉ máu hay có mùi hôi không?

Bước 4: Dùng que bông vô khuẩn tẩm dung dịch sát khuẩn. Sát trùng rốn theo thứ tự từ chân rốn – thân rốn – mặt cắt cuống rốn.

Bước 5: Sát trùng vùng da xung quanh cuống rốn từ chân rốn rộng ra 5cm bằng dung dịch sát khuẩn.

Bước 6: Nếu rốn tươi, băng rốn bằng gạc mỏng. Nếu rốn khô không băng rốn để hở thông thoáng

Chăm sóc rốn cho bé đúng cách

Thực ra, quá trình rụng rốn nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của trẻ. Nếu phát hiện bé rụng rốn vẫn ướt thì mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra. Tránh những hạn chế tác động xấu đến sức khỏe của bé. Còn sau khi, trẻ đã rụng rốn, mẹ nên lưu ý và vệ sinh rốn cho bé thật cẩn thận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *