Cách xử lý mụn nhọt bị vỡ an toàn hiệu quả

Mụn nhọt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm bạn cảm thấy khó chịu. Nhất là khi mụn nhọt bị vỡ tạo ra vết thương hở. Nếu bạn không xử lý vết thương đúng cách sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.

Mụn nhọt là gì? Cách nhận biết mụn nhọt

Mụn nhọt là do vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông.

Cách nhận biết mụn nhọt:

Mụn ban đầu thường chỉ là một nốt nhỏ trên da như đầu đinh. Những ngày sau đó sẽ sưng đỏ, nổi mụn cứng và có mủ trắng ở giữa. Qua vài ngày mụn sưng tấy và lớn dần. Màu sắc cũng chuyển thành đỏ tím, và mềm dần. Sau đó phần đỉnh nhọt bị rạn rồi vỡ làm phần dịch mủ vàng chảy mủ.

Mụn nhọt có thể gây đau, thậm chí có thể khiến bạn bị sốt do viêm.

Vị trí xuất hiện: mụn có thể xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể. Thường là những nơi chịu nhiều ma sát và tiết nhiều mồ hôi như nách, bẹn, mông, lưng, ngực, mặt, đầu…

Mụn lưng
Mụn lưng

Mụn nhọt bị vỡ có gây nguy hiểm?

Đầu tiên, để giải đáp câu hỏi trên bạn cần biết nguyên nhân mụn nhọt bị vỡ.

  • Mụn nhọt vỡ do mụn chín tự vỡ. Mụn nhọt vỡ lúc này bạn cần chăm sóc và xử lý đúng cách để giảm khả năng viêm nhiễm trở lại.
  • Mụn nhọt vỡ do tác động ngoại lực như bị nặn, bị va chạm… Trường hợp này mụn đang ở giai đoạn sưng tấy tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng và rất nguy hiểm.

Như vậy, mụn nhọt bị vỡ vì tác nhân nào cũng sẽ gây nguy hiểm cho bạn. Nhẹ thì có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm trở lại rất khó điều trị và có thể để lại vết thâm hoặc sẹo. Nặng thì có thể làm vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng máu và một số bệnh như viêm mủ màng tim, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy, áp xe phổi, thậm chí là tử vong.

Hướng dẫn cách xử lý mụn nhọt bị vỡ an toàn

Như bạn đã biết, khi mụn nhọt vỡ, phần mủ bên trong chảy ra bên ngoài và tạo vết thương hở làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong. Cách xử lý khi mụn nhọt vỡ:

Bước 1: Vệ sinh tay

Trước khi xử lý mụn nhọt vỡ, bạn cần vệ sinh tay. Tốt nhất nên sát khuẩn bằng cồn. Nguyên nhân: tay là nơi tiếp xúc phần vết thương hở trên da. Nên cần vệ sinh để tránh vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương hở.

Bước 2: Xử lý mụn nhọt bị vỡ

xử lý mụn nhọt bị vỡ

Khi mụn vỡ, phần mủ sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên vẫn còn phần sót lại trong nang lông. Bạn cần dùng tay ấn nhẹ hai bên cồi mụn để lấy hết phần dịch mủ còn lại.

Lưu ý: khi bạn thấy mụn nhọt vỡ xuất hiện máu thì dừng lại. Vì khi đó dịch mủ đã được đẩy ra hết rồi.

Bước 3: Sát khuẩn mụn nhọt vỡ

Sau khi đã xử lý hết dịch mủ, bạn cần sát khuẩn vết thương. Bạn có thể dùng bông y tế chấm cồn Povidone iodine 10%, cồn sát khuẩn Betadine, cồn sát trùng Hanvet để chấm vào vết mụn nhọt vừa nặn để tránh bị viêm, nhiễm.

Sử dụng băng dán cá nhân dán nhẹ lên vết mụn vỡ để tránh bụi bẩn xâm nhập vết thương hở.

Một số lưu ý:

  • Khi bị mụn nhọt bạn không nên tự ý đắp lá theo kinh nghiệm truyền miệng. Vì như vậy có thể làm tình trạng tồi tệ hơn như vết viêm nhiễm lan rộng hơn.
  • Một số mụn nhọt lớn, nằm ở vị trí đặc biệt không thể điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây nên một số bệnh như nhiễm trùng máu, gây ra viêm mủ màng tim, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí tử vong.
  • Đa số mụn nhọt sẽ tự khỏi và bạn có thể đẩy nhanh quá trình chín bằng cách đơn giản là đắp khăn ấm sạch lên mụn nhọt.
  • Nếu tình trạng mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 2 tuần, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp.

Mụn nhọt vỡ nếu không xử lý đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Hy vọng những thông tin phía trên giúp bạn hiểu về mực độ nguy hiểm và cách xử lý mụn nhọt bị vỡ an toàn hiệu quả.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết: Mụn ở lưng và những điều cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *