Năm 2020, thế giới phải đối mặt với đại dịch COVID-19, thêm vào đó là tình trạng khí hậu biến đổi, gây nên nhiều thiên tai và bệnh tật. Điều này đòi hỏi con người phải bảo vệ bản thân mình bằng cách phải tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Sức đề kháng là gì? Tại sao phải tăng cường sức đề kháng?
Sức đề kháng là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Sức đề kháng có vai trò như hàng rào che chắn sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi rút có hại xâm nhập vào cơ thể. Vì thế một khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, cơ thể chúng ta dễ dàng mắc bệnh hơn, đặc biệt những bệnh truyền nhiễm.
Có 2 loại sức đề kháng:
Sức đề kháng tự nhiên là khả năng mà cơ thể sinh ra đã có. Mục đích: nhằm chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng
Sức đề kháng tổng hợp là từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn.
Để cơ thể khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch bạn có thể thực hiện một số biện pháp về chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh qua bài viết dưới đây:
7 cách tăng sức đề kháng cho cơ thể
Ngủ đủ giấc

Trên thực tế, một người ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ kém chất lượng sẽ làm cơ thể dễ dàng mắc bệnh hơn.
Giấc ngủ và hệ miễn dịch cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Theo 1 nghiên cứu, ở người trưởng thành khỏe mạnh, người nào ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có khả năng bị cảm lạnh cao hơn những người ngủ 6 tiếng mỗi đêm.
Nghỉ ngơi đầy đủ có thể tăng cường sức đề kháng, giúp hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật tốt hơn. Nếu như bạn mất ngủ hoặc khó ngủ hãy áp dụng các phương pháp sau:
Không dùng các thiết bị điện tử trong một giờ trước khi đi ngủ. Vì ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, TV và máy tính có thể làm gián đoạn nhịp sinh học hoặc chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể.
Tạo cho mình một không gian thoải mái. Một chiếc nệm êm ái, với chăn mềm sạch sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
Sử dụng mặt nạ ngủ. Trước khi ngủ bạn nên thư giãn bằng cách đăp mặt nạ.
Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp bạn tạo một nhịp sinh học tốt cho cơ thể. Nhờ thói quen thức dậy và ngủ đúng giờ bạn sẽ dễ ngủ hơn. Và cảm thấy khoẻ sau khi thức dậy.
Tập thể dục thường xuyên.
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ có nhiều trong rau, quả, các loại hạt và cây họ đậu. Những loại này, rất giàu dinh dưỡng và chất oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh có hại.
Các chất oxy hóa có tác dụng giảm viêm bằng cách chống lại các hợp chất không ổn định được gọi là gốc tự do, có thể gây viêm khi chúng tích tụ trong cơ thể ở nồng độ cao.
Trong khi đó, chất xơ sẽ nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trong đường ruột hoặc vi khuẩn lành mạnh trong ruột. Các vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh giúp cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn chặn mầm bệnh có hại xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa.
Ngoài ra, trái cây và rau quả rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đặc biệt các trái cây chứa nhiều vitamin C làm giảm thời gian bị cảm lạnh thông thường.
Ăn uống lành mạnh
Các chất béo có trong thực vật như dầu oliu, hạt cải, dầu mè…hay có trong cá hồi có thể giúp cơ thể giảm viêm khi cơ thể phản ứng miễn dịch với mầm bệnh.
Dầu oliu rất tốt cho sức khoẻ. Dầu này có tính kháng viêm cao và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường type 2. Ngoài ra, dầu oliu còn có đặc tính chống viêm có thể giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút gây bệnh.
Thành phần Axit béo omega 3 có trong trong cá hồi và hạt chia cũng có khả năng chống viêm.
Bổ sung men vi sinh
Các loại thực phẩm có nhiều mem vi sinh bao gồm: sữa chua, dưa cải muối, kim chi, nấm sữa kefir và đậu tương lên men (natto).
Thực phẩm lên men rất nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Các vi khuẩn này được gọi là men vi sinh. Chúng thường cư trú trong đường tiêu hóa của bạn.
Theo các nghiên cứu cho thấy, các vi khuẩn đường ruột phát triển mạnh mẽ có thể giúp các tế bào miễn dịch của cơ thể phân biệt được các tế bào bình thường, khỏe mạnh và các sinh vật xâm lược có hại.
Tập thể dục

Tập thể dục giúp bạn tăng mức IgA. Đây là một loại protein có trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn chặn các mối đe dọa ra khỏi cơ thể bạn và loại bỏ bất kỳ thứ gì xâm nhập vào cơ thể.
Vì thế bạn cần tập thể dục thường xuyên, đều đặn và với cường độ vừa phải sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tránh mất nước
Tình trạng mất nước kéo dài làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu, hình thành sỏi thận, nặng nề nhất là suy thận.
Để ngăn ngừa mất nước, bạn nên bổ sung nước thường xuyên. Uống đủ 2 lit nước lọc mỗi ngày. Các loại giải khát như nước ngọt, nước uống có gas… có chứa calo, chất phụ gia và đường nên không được khuyến khích sử dụng thay thế hoàn toàn nước uống hàng ngày. Mặc dù 1 số loại nước giải khát này có khả năng giữ nước cao.
Kiểm soát căng thẳng

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳngbạn sẽ thấy cơ thể mình bị suy yếu. Căng thẳng kéo dài sẽ làm cơ thể bạn mất cân bằng. Hơn thế nữa quá trình viêm nhiễm cũng xảy ra nhanh hơn.
Các hoạt đông giúp bạn kiểm soát căng thẳng: tập thể dục, yoga, ngồi thiềng hay viết nhật ký. Nếu như tình trạng căng thẳng kéo dài, khó kiểm soát, bận nên đi gặp nhà tư vấn tâm lý hay bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ.
Phía trên là 7 cách cách giúp bạn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bạn luôn sống khoẻ mỗi ngày.