Lồi rốn ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là thoát vị rốn, là hiện tượng rốn bị phình to lên bất thường. Ba mẹ phải làm thế nào khi rốn bé bị lồi? hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé
Vì sao bé bị lồi rốn?
Rốn bé bị lồi là do thoát vị rốn gây nên, nguyên nhân do một phần nôi tạng của bé sẽ rời khỏi vị trí bình thường của nó rồi chui ra ngoài chỗ lỗ rốn tạo thành 1 khối nhỏ ở rồn lồi ra . Thoát vị rốn thường xảy ra khi bé mới sinh,lỗ rốn vẫn chưa đóng kín vì đây là đường dẫn chất dinh dưỡng từ nhau thai vào cơ thể bé. Ba mẹ sẽ thấy khối nhỏ xuất hiện hoặc phình to hơn 1 khi bé khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi bé ngồi dậy.
Triệu chứng thường gặp
Khối thoát vị có thể nhỏ đi hoặc biến mất khi bé đang ngủ hoặc thư giãn, và nó không gâu đau và khó chịu. Vì thế một số trường hợp nhẹ ba mẹ thường không phát hiện ra. Nhận biết tính trạng bé bị thoát vị bằng cách ấn nhẻ vào rốn bé, vùng rốn cảm thấy có một khối lồi lên.
Tuy nhiên, ba mẹ cũng có thể quan sát khi bé đang khóc, ho, ưỡn người đi vệ sinh hay bé ngồi, khối thoát vị sẽ xuất hiện hoặc phình to hơn.
Lồi rốn thường gặp ở trẻ sơ dinh do sinh non, thiếu tháng hoặc nhẹ cân. Một số triệu chứng nghiêm trọng ba mẹ cần biết để ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế:
- Bé bị đau
- Bé bị nôn ói
- Phần thoát vị rốn mềm, sưng hoặc đổi màu
Lồi rốn có nguy hiểm không?
Ba mẹ băn khoăng, lo lắng không biết thoát vị rốn có nguy hiểm không? Vì một số bé có khổi lồi rất lớn, đặc biệt khi bé khóc khối thoát vị phình to hơn. Tuy nhiên hầu hết các trường hơp bé bị lồi rốn đều không gây nguy hiểm gì. Thoát vị rốn không gây đau, không gây biến chứng ngay cả khi ba mẹ không đưa bé đi chữa trị.
Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt với các bé gái.
Cách điều trị và phòng tránh lồi rốn ở trẻ
Các điều trị
Thông thường, thoát vị rốn không nguy hiểm, không gây biến chứng. Nó có thể tự khỏi khi bé 1 tuổi. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp đặc biệt ba mẹ cần tiến hành đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị:
- Kích thước khối thoát vị của bé trong 2 năm đầu đời không tự giảm kích thước
- Bé đã 5 tuổi nhưng rốn vẫn còn lồi ra, trông mất thẩm mỹ.
- Phần mô lồi ra ở rốn quá lớn hoặc trẻ bị đau, khó chịu.
- Phần thoát vị mềm, sưng hoặc bị đổi màu.
- Một số trường hợp khá hiếm bé bị thoát vị nghẹt cần được phẫu thuật ngay lập tức.
Thoát vị rốn
Ba mẹ lưu ý, không nên tự chữa trị cho bé bằng cách dán băng keo để rốn không bị lồi ra. Hoặc thực hiện các cách chữa mẹo dân gian khác.
Lồi rốn phần lớn bé sẽ tự khỏi nên ba mẹ cần chú ý chăm sóc và phòng tránh cho bé như sau:
Phòng tránh và chăm sóc khi bé bị thoát vị rốn
Ba mẹ cần lưu ý khi bé bị thoát vị rốn:
- Hạn chế việc bé gào, khóc – đây là nguyên nhận làm rốn bị lồi ra. Nguyên nhân do áp lục từ bụng lên rốn làm đẩy và phìn to khối thoát vị hơn.
- Cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là chất xơ. Tránh để bé táo bón.
- Mối ngày ba mẹ nên massage thành bụng bé nhẹ nhàng.
- Vệ sinh cuốn rốn bé đúng cách
Xem thêm: Nếu bé rụng rốn vẫn ướt thì các mẹ nên làm gì?