Giữ ấm cơ thể trong những ngày đông giá rét là điều cần thiết, không những cần thiết và hữu ích cho người bệnh mà còn cả cho người bình thường.
Tại sao cần giữ ấm cho cơ thể?
Thời tiết trở lạnh làm cho một số bệnh về hô hấp như ho, sổ mũi, viêm họng … gia tăng đặc biệt là ở người già và trẻ em.
Thời tiết trở lạnh đột ngột hoặc tình hình rét đậm rét hại xảy ra nếu bạn không biết giữ ấm cơ thể còn có thể gây nên viêm phổi, đột quỵ… Đối với người mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao…cũng rất dễ xảy ra đột quỵ khi thời tiết trở rét.
Một số cách giữ cơ thể ấm
Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc quần áo ấm
Mặc quần áo ấm được cho là phương pháp đơn giản để giữ ấm cơ thể những ngày trời trở rét. Tuy nhiên, bạn nên mặc nhiều lớp quần áo mỏng sẽ tốt hơn là mặc 1,2 cái áo thật dày.
Việc mặc nhiều lớp quần áo đầu tiên sẽ hạn chế việc gió lùa vào cơ thể. Ngoài ra, giữa các lớp áo sẽ tạo ra 1 lớp không khí giữ ấm cho cơ thể. Mặc nhiều áo mỏng trong quá trình hoạt động cơ thể nóng lên chúng ta cũng có thể cởi bớt.
Ngoài ra, bạn nên giữ ấm các vị trí quan trọng như đầu, tai, cổ, ngực, tay, và chân. Đây đều là các vị trí quan trọng, nếu không giữ ấm bạn có thể sẽ bị cá bệnh về hô hấp như cảm lạnh, ho, sổ mũi…
Giữ ngôi nhà bạn ấm áp
Khi trời trở rét bạn nên che chắn nhà cửa kín, không cho gió lùa vào. Bạn có thể dùng rèm cửa để tránh gió. Hoặc dùng băng keo dán những khe cửa để tránh rét.
Không nên sửơi ấm bằng than, đặc biệt than tổ ong trong nhà. Nên sửơi ẩm bằng lò sưởi điện hoặc có thể dùng túi giữ nhiệt hoặc chăn điện để giữ ấm cơ thể bạn.
Giữ ấm bằng cách ăn uống đúng cách
Bạn phải ăn đủ đường, protein, chất béo( mỡ) để có năng lượng chống chọi với cái rét. Các thực phẩm phải chế biến kỹ lưỡng, dễ tiêu. Có thể dùng thêm các món ăn từ các gia vị như gừng, tỏi…
Nên uống nước ấm, hoặc có thể uống thêm trà gừng để làm ấm cơ thể từ bên trong.
Hạn chế tắm quá lâu, tập thể dục quá sớm và qúa muộn
Vào những ngày rét sâu, bạn không nên tắm quá lâu, hoặc tăm nước quá lạnh. Bời vì nhiệt độ ở ngoài lạnh sẽ làm bạn bị cảm hoặc nặng hơn có thể làm bạn đột quỵ hoặc tử vong.
Phòng tắm của bạn phải thật sự kín gió và nước tắm cần được ấm. Nếu nhiệt độ quá thấp (trời rét đậm) bạn nên vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng cách lau người bằng nước ấm và thay quần áo hàng ngày. Chỉ tắm 1 tuần từ 3-4 lần.
Tập thể dục buổi sáng và tối giúp bạn cải thiện sức khoẻ. Tuy nhiên, bạn nên tập luyện 30 phút mỗi ngày và thời gian tập luyện buổi sáng nên trể hơn các mùa trong năm và buổi chiều phải sớm hơn. Nguyên nhân: do thời tiết khắc nhiệt, buổi sáng và buổi chiều nhiệt độ thấp, gió mạnh và độc. Khi bạn ra ngoài vào thời gian này, tập luyện ngoài trời khá lâu sẽ làm cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, dẫn tới cảm lạnh,ngoài ra có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây méo miệng. Thậm chí, một số trường hợp có sức đề kháng quá yếu, như trẻ em hoặc người lớn tuổi, một số người có bệnh cao huyết áp, tiếu đường…. ra khỏi nhà trong điều kiện nhiệt độ như vậy tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng.
Chính vì thế bạn cần phải chú ý thời gian tập luyện phù hợp và không tập luyện quá dài vào những ngày rét đậm.
Ngâm chân bằng nước ấm
Trời lạnh làm các mạch máu dưới da co lại, maú lưu thông chậm, bàn chân là nơi nhiều mạch máu. Vì thế đây là nơi coi là nhạy cảm nhất. Giũ ấm đôi bàn chân chính là một cách bảo vệ sức khoẻ bạn trong ngày đông.
Mối tối, trước khi đi ngủ bạn nên ngâm chân bằng nước ấm, có thể thêm chút muối hoặc gừng. Ngâm khoảng 10-15 phút và massage để giúp lưu thông máu. Ngâm chân không chỉ làm ấm cơ thể mà còn giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
Xem thêm: Bật mí tuyệt chiêu chăm sóc đôi chân hàng ngày
Không uống rươụ bia
Nhiều người có thói quen trời lạnh làm chút rượu, bia cho ấm người. Tuy nhiên uống rượu, bia trong thời tiết lạnh rất nguy hiểm và dễ bị đột quỵ, hoặc nguy hiểm hơn có trường hợp tử vong.
Nguyên nhân: do uống rươu làm mạch máu giãn ra. Khi trời rét, mạch đột ngột co lại, huyết áp dễ tăng lên gây tai biến và dẫn đến tử vong. Vì thế, tốt nhất là không uống rượu, nếu phải uống và uống quá say không nên ra ngoài trời lạnh ngay.
Nhận biết tình trạng hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt là tình trạng cơ thể lượng nhiệt của cơ thể sinh ra ít hơn so với lượng nhiệt cơ thể mất đi. Hoặc khi cơ thể con người ở môi trường lạnh nhiệt độ từ 35° trở xuống. Người có nguy cơ hạ thân nhiệt cao là những người già, ốm, hoặc trẻ nhỏ.
Biểu hiện của hạ thân nhiệt:
- Run rẩy
- Mệt mỏi
- Lờ đờ
- Chậm chạo
- Thở nông
- Mạch yếu
- Không có sự phối hợp vận động hoặc trở nên vô thức.
Khi gặp các trường hợp này, tốt nhất bạn nên giữ ấm và đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Nếu cấp cứu càng chậm nguy cơ đột quỵ, tử vong ngày một tăng.
Phía trên là một số mẹo nhỏ giúp giữ ấm cơ thể trong những ngày đông. Hy vọng với những mẹo trên sẽ giúp bạn chống lại cái rét và nguy cơ đột quỵ vì lạnh.