Mỗi giai đoạn trẻ sẽ có một mốc phát triển nhanh chóng và đem đến cho các bạn nhiều điều bất ngờ. Khi bé 3 tháng tuổi cũng vậy. Bạn sẽ thấy bé ít khóc hơn và lớn mỗi ngày. Nếu muốn chăm sóc em bé 3 tháng tuổi 1 cách tốt nhất thì đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây.
1. Sự tăng trưởng của trẻ 3 tháng tuổi
3 tháng sau khi sinh, cân nặng và chiều cao của bé đã phát triển hơn trước rất nhiều. Cân nặng của các bé có thể tăng gấp đôi so với khi sinh. Vì thế, sẽ không còn mặc vừa các bộ đồ sơ sinh nữa. Thế nên, trong giai đoạn này, việc mua sắm quần áo mới cho bé cần được ưu tiên. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng trong thời gian tới, bé yêu sẽ còn phát triển vượt bậc về cân nặng và chiều dài. Do đó, bạn cần cân nhắc khi chọn mua quần áo cho trẻ. Đừng nên mua quá nhiều hay chỉ mua cùng một kích cỡ để tránh gây lãng phí.

2. Sức khỏe của trẻ 3 tháng tuổi
Một trong những vấn đề khi chăm sóc em bé 3 tháng tuổi mà các bạn không nên bỏ qua chính là sức khỏe của trẻ. Ở giai đoạn này, khóc vẫn được coi là phương thức diễn đạt chủ đạo để báo hiệu cho bạn biết là trẻ có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, hãy luôn chú ý đến những tiếng khóc của trẻ. Đặc biệt khi kèm các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, giảm khả năng vận động, hơi thở yếu… Lúc ấy hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

3. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi
Đến giai đoạn này, sự phát triển của bé sau ba tháng sẽ xoay quanh ba lĩnh vực: thể chất, nhận thức và cảm xúc. Cụ thể:
- Cải thiện kỹ năng vận động thô: Khi được đặt nằm sấp hay lật, bé sẽ có thể nâng đầu lên một góc 45 độ. Sức mạnh của cơ cổ ngày càng phát triển giúp bé có thể ngẩng đầu lên khi nằm sấp.
- Tăng khả năng giao tiếp bằng giọng nói: Trong giai đoạn này, một số bé có thể mấp máy môi, bập bẹ để đáp lại những gì bé nghe được. Mặc dù những tiếng bập bẹ và hành động của bé sẽ không giống với thực tế. Thế nhưng đây có thể sẽ là một cột mốc quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bạn cần chú ý để biết cách chăm sóc em bé 3 tháng tuổi tốt hơn.
- Phản ứng với âm thanh: Bé sẽ bắt đầu quay đầu hoặc hướng về phía phát ra âm thanh quen thuộc. Ví dụ như giọng nói của bạn, tiếng chuông điện thoại reo, tiếng lục lạc… Điều này cho thấy khả năng sử dụng các giác quan cảm nhận âm thanh của bé đang phát triển.

4. Mách mẹ bí quyết chăm sóc em bé 3 tháng tuổi
Muốn biết cách chăm sóc em bé 3 tháng tuổi tốt nhất, các mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây.
4.1. Chăm sóc em bé 3 tháng tuổi qua bữa ăn
Hãy luôn luôn ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó hãy đảm bảo bạn vẫn đang tiếp tục cho con bú. Nếu cho bé bú bình, giấc ngủ của bé có thể sẽ dài hơn một chút.
Tránh cho bé tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm rắn nào, thậm chí là cả sữa bò hay nước trái cây…

4.2. Chăm sóc em bé 3 tháng tuổi qua giấc ngủ
Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 14 – 15 giờ mỗi ngày. Bao gồm cả những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và ban đêm. Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 4 đến 5 giờ. Do đó, bạn đừng đánh thức bé dậy để cho bú hay thay tã nếu bé đang ngủ ngon. Ban đêm, bé có thể thức dậy 1 – 2 lần để bú rồi sẽ ngủ lại. Bởi vậy nên khi bé thức giấc, bạn tránh mở đèn quá sáng hay tạo ra những âm thanh sôi động. Thay vào đó, hãy để đèn tối và không gian yên tĩnh để giúp bé dễ ngủ lại hơn.
Việc bé có các giấc ngủ dài hơn so với trước là do hệ thống thần kinh của con đang trưởng thành, dạ dày phát triển hơn nên có thể chứa một lượng lớn sữa. Tuy nhiên, bé chưa thể ngủ xuyên đêm, nên người mẹ vẫn cần có mặt bên cạnh để cho bú khi con thức giấc.
4.3. Giao tiếp
Hãy kích thích kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Vì 3 tháng sau sinh, khả năng phản ứng với âm thanh và cử chỉ của bé đã rất phát triển. Đồng thời, con cũng sẽ có nhiều biểu cảm hơn. Hãy chơi các trò chơi ú òa, nói chuyện với con. Hoặc làm các cử chỉ hay biểu cảm thú vị để làm cho bé cười. Hay đặt các món đồ chơi gần bé nhằm khuyến khích bé đến lấy và chơi với chúng.
5. Lưu ý khi chăm sóc em bé 3 tháng tuổi
Để bé yêu luôn phát triển khỏe mạnh và an toàn, các mẹ cần lưu ý:
- Không nên để ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt bé.
- Trong giai đoạn này, bé vẫn chưa thể nói thành tiếng. Thế nhưng các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để trò chuyện với con. Cách này không chỉ giúp thắt chặt thêm tình cảm giữa ba mẹ với trẻ mà còn giúp phát triển khả năng ngôn ngữ và trí não của trẻ.
- Người mẹ nên thường xuyên massage cho bé. Không chỉ có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, đây còn là cách hiệu quả giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Phía trên là toàn bộ những thông tin chi tiết về cách chăm sóc em bé 3 tháng tuổi. Mong rằng, từ đó các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ để chăm sóc bé yêu nhà mình một cách tốt nhất.