Ba mẹ phải làm sao khi bé bị tiêu chảy?

Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng và dễ bị virus xâm nhập, gây ra bệnh tật. Một trong những bệnh lý thường hay gặp nhất ở trẻ em chính là tiêu chảy. Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy vô cùng hoang mang khi bé bị tiêu chảy. Vì thế, dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết để giải đáp vấn đề này. 

Xem thêm: Bật mí cho mẹ cách chăm sóc em bé 3 tháng tuổi tốt nhất

1. Tiêu chảy là gì? Các nguyên nhân khi bé bị tiêu chảy

Tiêu chảy là căn bệnh mà trẻ sơ sinh và trẻ em thường hay mắc phải. Đó là tình trạng nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, khiến cho phân mềm hoặc tạo thành chất lỏng.

Tùy từng giai đoạn, thời kỳ, trẻ nhỏ đều có nguy cơ bị tiêu chảy nhưng chỉ diễn ra trong vài ba ngày. Còn khi lớn hơn, hệ tiêu hóa phát triển ổn định thì sẽ hạn chế gặp phải tình trạng bị tiêu chảy.

Nguyên nhân chính của việc bé bị tiêu chảy chính là do nhiễm trùng đường ruột. Tức là một số ký sinh trùng, vi khuẩn có trong thức ăn ôi thiu, thực phẩm bẩn hay môi trường sống kém vệ sinh… sẽ theo đường tiêu hóa xâm nhập vào đường ruột. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, chế độ ăn uống chưa hợp lý, mắc bệnh Celiac, chứng kích thích ruột hay bị dị ứng thức ăn…

Bé bị tiêu chảy

2. Triệu chứng bé bị tiêu chảy?

Tùy theo từng cơ địa, tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

  • Bé bị tiêu chảy nhẹ sẽ có dấu hiệu như: đi ngoài nhiều lần, đau bụng, buồn nôn, sốt nhẹ, mất nước…
  • Trẻ bị tiêu chảy nặng sẽ xuất hiện những triệu chứng là: đau bụng, miệng khô, đi ngoài nhiều lần, quấy khóc, chán ăn, nôn thường xuyên, trong phân có máu, mệt mỏi, ngủ li bì, sốt cao…

Từ đó sẽ gây ra tình trạng mất nước, điện giải. Vấn đề này rất nguy cấp. Bởi hiện tượng mất nước ở cơ thể trẻ thường diễn ra nhanh chóng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, tiêu chảy còn là tác nhân gây ra rối loạn tiêu hóa. Khiến cho trẻ quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không yên. Rồi dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Triệu chứng bị tiêu chảy ở trẻ em

3. Ba mẹ cần làm gì khi bé bị tiêu chảy?

Trong những trường hợp bé bị tiêu chảy không quá nghiêm trọng thì sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Thế nhưng, các bậc phụ huynh vẫn cần quan tâm và bám sát tình hình của căn bệnh này. Đồng thời nắm chắc những thông tin, kiến thức về căn bệnh này để chăm sóc cho bé một cách tốt nhất.

Những điều bố mẹ cần làm khi trẻ đang mắc bệnh tiêu chảy, đó là:

Không nên bỏ bữa của bé

Có thể trẻ sẽ quấy khóc vì trong người cảm thấy khó chịu nhưng các ông bố bà mẹ vẫn cần phải đảm bảo lượng thức ăn đầy đủ mỗi ngày cho con. Nhiều người quan niệm, ăn uống nhạt sẽ giúp bé mau khỏi bệnh tiêu chảy. Thực ra, điều này chưa chắc đã chính xác hoàn toàn. q

Cho bé uống nhiều nước

Bố mẹ nên cho bé uống thật nhiều nước, gấp đôi lượng nước ngày thường càng tốt. Như vậy, cơ thể bé mới được bổ sung nước đầy đủ. Trẻ sẽ dễ dàng lấy lại sức lực và nhanh chóng khỏi bệnh.

Bổ sung kẽm và vitamin khác

Tiêu chảy dẫn đến quá trình tiêu hóa của bé bị rối loạn. Điều đó, làm cho trẻ mất hết sức lực, cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc. Vì thế, bổ sung kẽm và các vitamin sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên nhớ tham khảo và hỏi tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi mua sản phẩm nhé!

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Tức là, bố mẹ nên chọn thức ăn phù hợp với bệnh tiêu chảy. Nên chọn cho trẻ món cháo, súp dễ ăn…Tuyệt đối không sử dụng sữa thay cho các bữa ăn. Lý do là bởi sữa có chứa nhiều vi chất nhưng lại là thực phẩm khiến bé rất dễ bị tiêu chảy. Cũng không nên cho bé ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ.

Không chỉ bổ sung những khoáng chất cần cho trẻ mà khi bé bị tiêu chảy thì bố mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và giờ ăn. Bởi bé không ăn đủ lượng thức ăn, rất có nguy cơ suy dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh tiêu chảy. Vì thế, hãy cố gắng chia thành nhiều bữa nhỏ để bé có thể ăn đủ lượng thức ăn. 

Thực phẩm phù hợp cho bé

4. Phòng ngừa tiêu chảy cho bé

Các bác sĩ và chuyên gia thường khuyến cáo: phòng ngừa còn hơn chạy chữa. Do đó, để phòng tránh bé bị tiêu chảy thì các bậc phụ huynh nên áp dụng những điều sau:

  • Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt nhất.
  • Luôn vệ sinh bình bú hoặc đồ đựng pha sữa cho trẻ sạch sẽ. Vệ sinh bằng nước sôi và để khô mới cất đi để vi khuẩn không xâm nhập được.
  • Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ. Nhất là sau khi trẻ đi vệ sinh, trước khi ăn…
  • Không nên cho bé uống quá nhiều nước trái cây, nước có ga, đồ ăn nhanh, các loại uống có cồn, chất kích thích.
  • Thường xuyên rửa đồ chơi cho bé. Tránh xa loại ký sinh trùng bám vào đồ chơi cho bé. Ngăn trẻ cho đồ chơi vào miệng ngậm.

Ngoài ra, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe tổng quát, định kỳ 6 tháng một lần. Như vậy để có những chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ

Bé bị tiêu chảy là điều mà các bậc làm cha làm mẹ đều không mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, nếu không may xảy ra thì hy vọng những kiến thức hữu ích mà bài viết trên đã chia sẻ sẽ giúp ích cho bố mẹ. Chúc các bé sẽ luôn ngoan ngoãn, khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *