Bạn có biết? Mùa đông là thời điểm rất lý tưởng để bùng phát căn bệnh mang tên thủy đậu. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và có nguy cơ lây lan rất cao. Thậm chí, nếu không kịp thời chữa trị, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng và hậu quả cực kỳ nguy hiểm. Vậy ba mẹ cần làm gì để đề phòng cho bé trước căn bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận vấn đề đó một cách chi tiết.
1. Bệnh thủy đậu là gì?
Thực ra, đây là một căn bệnh truyền nhiễm ở da do virus Varicella Zoster (VZV) gây lên. Bệnh xuất hiện với những mụn nước trên da và niêm mạc. Kèm theo cơ thể bị sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Loại bệnh này có tốc độ lây lan trực tiếp từ người sang người cực kỳ nhanh chóng. Và có nguy cơ bùng phát thành “ổ dịch” nếu không được kiểm soát kịp thời. Nhất là, phụ nữ có thai mà bị thủy đậu cũng hoàn toàn có thể truyền nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai.
Nếu được điều trị và chăm sóc chu đáo thì bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần. Thế nhưng, nếu không được điều trị đúng cách, đúng thời điểm thì căn bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng khôn lường và hậu quả nguy hiểm. Có thể kể đến như là bị nhiễm trùng trên da, viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm não, xương/ khớp, viêm màng não…

2. Dấu hiệu bệnh thủy đậu
Dấu hiệu của loại bệnh do virus VZV gây ra sẽ nhận thấy qua 2 giai đoạn
Giai đoạn khởi phát: giống như nhiều căn bệnh nhiễm virus khác, người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi cơ, mệt mỏi, nhức đầu, sốt… Đối với trẻ em thì thông thường lại không có những dấu hiệu như trên.
Giai đoạn phát bệnh: lúc này, bệnh nhân sẽ xuất hiện khoảng 100 – 500 “nốt rạ” hình tròn, kích thước nhỏ trong vòng 12 – 24 tiếng đồng hồ. Có thể xuất hiện rải rác ở một vài bộ phận hoặc khắp cơ thể. Rồi chúng phát triển thành các bóng nước, mụn nước.
Ít ai biết rằng, trong những “nốt rạ” có chứa virus. Do đó, nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch có trong “nốt rạ” ấy thì bạn sẽ bị lây nhiễm thủy đậu. Thông thường, trong khoảng 4-5 ngày, mụn nước sẽ tự khô rồi biến thành vảy và tự hết. Còn trẻ em, sẽ lâu hơn, khoảng 5-10 ngày.

3. Nguyên nhân
Như đã nói, căn bệnh thủy đậu là do virus Varicella Zoster gây ra. Loại virus này sẽ lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. Bởi vậy, các trường hợp mắc bệnh đều là do tiếp xúc với người bệnh thông qua không khí. Ví dụ như hít phải nước bọt khi bệnh nhân hắt hơi, ho… Hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch có bên trong mụn nước.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân lây truyền bệnh thủy đậu phổ biến là bởi sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, quần áo… Thậm chí ăn uống chung cũng mắc bệnh.

4. Một số biến chứng nguy hiểm của thủy đậu
Mặc dù được xem là căn bệnh khá lành tính khi không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Thế nhưng, nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời, bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh Zona thần kinh. Tức là bệnh đã khỏi nhưng virus vẫn còn bám rễ ở dây thần kinh. Trong trường hợp hệ thần kinh suy yếu, virus sẽ hoạt động trở lại và gây nên căn bệnh Zona thần kinh.
- Nhiễm trùng mụn nước gây xuất huyết bên trong. Tình trạng này hay gặp ở trẻ em khi mắc phải căn bệnh thủy đậu. Bé sẽ không thể kiểm soát, gây ra việc mụn nước bị vỡ. Thậm chí, việc bong tróc làm nhiễm trùng, lở loét, nổi mủ.
- Viêm phổi. Người lớn sẽ dễ mắc biến chứng này với dấu hiệu là ho nhiều. Thậm chí, ho ra máu, cảm thấy khó thở và đau tức ngực.
- Viêm não, viêm màng não. Biến chứng thường gặp sau khi bóng nổi nước 7 ngày, hay gặp ở người lớn nhiều hơn. Nếu không được xử lý đúng thời điểm có thể dẫn tới tử vong.
- Thủy đậu chu sinh. Biến chứng này sẽ gặp ở phụ nữ mang thai. Tức là mẹ mắc bệnh trước hoặc sau khi sinh từ 2-5 ngày thì có thể nguy hại đến thai nhi. Bé sẽ lây nhiễm bệnh từ mẹ. Hoặc đẻ ra bị khuyết tật, tử vong.

5. Cách phòng tránh
Ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau để phòng tránh căn bệnh thủy đậu cho bé:
- Chủ động tiêm chủng vacxin cho bé từ 12 tháng đến 12 tuổi. Kể cả trẻ lớn hơn 12 tuổi và người lớn mà chưa tiêm thì cũng có thể tiêm loại vacxin này để phòng bệnh. Như vậy, nếu không may bị nhiễm bệnh thì triệu chứng và nguy cơ biến chứng cũng giảm bớt. Trong trường hợp đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc căn bệnh này mà chưa tiêm vacxin thì cũng nên tiêm ngừa ngay trong vòng 3 ngày.
- Nếu bé không may mắc phải loại bệnh này thì bố mẹ nên chăm sóc cho bé và bản thân thật kỹ lưỡng để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời hãy luôn theo dõi bệnh tình của trẻ thật chặt chẽ. Để kịp thời xử lý đúng cách.
- Luôn luôn vệ sinh thân thể thật sạch sẽ cho bé. Và hướng dẫn con rửa tay bằng nước xà phòng diệt khuẩn. Không nên cho trẻ sử dụng chung đồ cá nhân với người khác. Đặc biệt, không chạm tay vào mụn nước của người bệnh mắc thủy đậu.
- Cách ly bé với những người sống chung trong gia đình cũng như cộng đồng để tránh nguy cơ lây bệnh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp về vấn đề ba mẹ cần làm gì để phòng tránh bé bị thủy đậu? Hy vọng từ đó các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin mới mẻ để chăm sóc bé yêu của mình một cách tốt nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
Tham khảo thêm bài viết: Ba mẹ cần làm gì khi bé suy dinh dưỡng?