Thông thường, hắt hơi được coi là một trong những phản ứng tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Bởi nó sẽ giúp tống khứ bụi bẩn và dịch nhầy ra ngoài. Nhờ đó, đường thở được thông thoáng hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều kèm theo một số triệu chứng khác như chán ăn, sốt, khó thở… thì các bậc phụ huynh nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp và hướng dẫn cho bố mẹ biết những công việc cần làm. Vì thế, đừng bỏ qua nhé!
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều
Hắt hơi xảy ra khi môi trường tự nhiên thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm. Lúc ấy, các sợi thần kinh khứu giác ở niêm mạc mũi sẽ bị kích thích và dẫn đến tình trạng hắt hơi liên tục. Hiện tượng này sẽ bắt đầu thuyên giảm khi bé dần dần biết thích nghi với môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, còn 7 nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều. Đó là:
Dị ứng
Nhắc đến tình trạng hắt hơi ở trẻ, nhiều người thường nghĩ ngay đến nguyên nhân bị dị ứng. Tức là có thể ngửi thấy mùi hắc như của phấn hoa hoặc bị bụi, lông động vật hay côn trùng… bay vào trong mũi. Để phòng tránh dị ứng, bố mẹ nên bảo vệ bé khỏi các vật lạ. Hoặc có thể sử dụng thuốc kháng histamin theo đơn thuốc của bác sĩ để ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng này cho con.

Không khí có chất kích thích
Các chất kích thích thường bay “lơ lửng” trong không khí như hạt bụi, nước hoa, khói thuốc lá… cũng được cho là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hắt hơi. Những chất kích thích này sẽ xâm nhập vào lỗ mũi gây kích ứng niêm mạc mũi, dẫn đến hắt hơi. Thậm chí, em bé có thể còn bị nôn ra sữa. Do đó, mọi người cần giữ gìn môi trường sống thật sạch sẽ.
Cảm lạnh
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt nên rất dễ bị vi rút gây cảm lạnh tấn công. Rồi dẫn đến tình trạng hắt hơi nhiều. Vì vậy, bố mẹ nên chăm sóc bé thật tốt để ngăn chặn hắt hơi và ngăn ngừa bệnh chuyển nặng hơn.
Mũi nhỏ
Chiếc mũi nhỏ tức là đường mũi hẹp, dễ thu hút các hạt từ bên ngoài. Điều đó, khiến cho đường thở của trẻ bị bít tắc, khó thở hơn. Vậy nên, trẻ cần hắt hơi liên tục để làm thông đường thở và tống khứ chất nhầy, bụi bẩn ra ngoài.

Giải thoát các tạp chất
Theo nhiều chuyên gia khoa nhi thì việc thở bằng mũi sẽ phù hợp cho cấu tạo đường hô hấp trên của trẻ dưới 6 tuổi. Đồng thời, phải mất khoảng thời gian là 3-4 tháng, bé mới thở bằng miệng. Chính sự chuyển đổi đột ngột từ mũi sang miệng như vậy, khiến cho trẻ sơ sinh hắt hơi thường xuyên để thông mũi, giải phóng tạp chất và tiếp tục nhịp thở bình thường.
Không khí khô
Không chỉ hệ thống miễn dịch còn non nớt mà niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh cũng còn quá yếu nên dịch nhầy trong mũi khô rất dễ dàng. Do đó, mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa đông, không khí khô sẽ kéo theo niêm mạc mũi của bé khô hơn. Khiến cho các sợi dây cảm giác dưới niêm mạc bị kích thích và trẻ bị hắt hơi nhiều hơn. Muốn giảm bớt hiện tượng này, bố mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm.
Lỗ mũi bị chặn
Gỉ mũi có thể gây bít tắc khoang mũi khiến trẻ bị khó thở. Vì vậy, hắt hơi chính là cách tốt nhất để tống khứ gỉ mũi ra ngoài, giúp trẻ dễ thở hơn. Cùng với đó, nhiều người khi bế trẻ hay ép chặt vào người mình, sẽ vô tình khiến lỗ mũi của bé bị xẹp. Hành động này sẽ khiến không khí lưu thông khó khăn và những cơn hắt hơi sẽ làm giảm bớt sự khó chịu của trẻ.

2. Bé hắt hơi nhiều có nguy hiểm không?
Như đã nói, hắt hơi là một phản ứng tự nhiên. Vì thế, trẻ sơ sinh hắt hơi mà không bị sốt hoặc kèm theo các triệu chứng khác thì được coi là bình thường. Bởi nhờ có hành động phản xạ này, mũi của bé sẽ được làm sạch các hạt bụi hay chất nhầy. Và hệ hô hấp của trẻ sẽ không còn tình trạng tắc nghẽn.
Tuy nhiên, nếu trẻ hắt hơi quá nhiều trong một ngày và kèm theo triệu chứng ho, sốt thì có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bé đang gặp vấn đề. Các bậc phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời.

3. Những điều ba mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh hắt hơi
Khi trẻ sơ sinh hắt hơi thì những việc ba mẹ cần làm là:
Kê cao đầu cho bé khi ngủ
Khi trẻ bị hắt hơi có thể sẽ kèm theo hiện tượng nghẹt mũi. Tức là có nhiều dịch nhầy trong mũi. Vì thế, nếu kê cao đầu cho bé khi ngủ thì nước mũi sẽ không chảy ngược vào trong, thở dễ dàng hơn. Từ đó, trẻ ngủ yên, thoải mái và không quấy khóc.
Giữ môi trường sống sạch sẽ
Các ông bố bà mẹ nên thường xuyên làm sạch bầu không khí trong phòng của bé. Luôn giữ cho không gian thoáng mát vào mùa hè. Đồng thời ấm và kín gió vào mùa đông. Hạn chế để thú cưng, khói bụi, khói thuốc vào phòng của trẻ.
Giữ ấm cho trẻ
Trẻ sơ sinh luôn cần được giữ ấm trong bất kỳ thời tiết nào. Nhất là ở các bộ phận như bàn tay, bàn chân, ngực, cổ… Hạn chế dùng điều hòa cho bé, tránh gió mạnh táp vào mặt, không nên bật quạt chiếu thẳng vào mặt trẻ… để đề phòng cảm lạnh gây hắt hơi, khó thở.
Hút mũi để thông thoáng đường hô hấp
Trong trường hợp, trẻ mắc bệnh cảm cúm hoặc bị sổ mũi, nghẹt mũi thì đơn giản nhất là bố mẹ hãy rửa mũi cho con bằng máy hút mũi, kết hợp với muối sinh lý hoặc nước muối loãng.
Ngoài ra, bố mẹ còn có thể giúp trẻ lấy gỉ mũi, kết hợp massage 2 cánh mũi để đường hô hấp thông thoáng hơn…
Đừng bỏ lỡ bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc em bé 1 tháng tuổi.

Tóm lại, trẻ sơ sinh hắt hơi là phản ứng tự nhiên rất bình thường và không đáng lo. Thế nhưng, kèm theo những triệu chứng khác thì bố mẹ cần có phương pháp phù hợp để chăm sóc cho bé. Hy vọng, những thông tin hữu ích mà bài viết đã chia sẻ như trên sẽ giúp ích các ông bố bà mẹ trong việc chăm sóc con yêu của mình.