7 nguyên nhân gây rụng tóc mà bạn không ngờ tới

Rụng tóc là tình trạng tóc tóc bị mất dần đi và số lượng mất đi nhiều hơn số lượng tóc mọc lại. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Một số trường hợp bạn có thể điều trị được nếu được phát hiện sớm.

Nguyên nhân gây rụng tóc

Di truyền

Một trong những nguyên nhân rụng tóc ở nam giới là di truyền và đôi khi vẫn xảy ra ở phụ nữ. Đây là nguyên nhân gây ra hói đầu.

Tình trạng này thường xảy ra cùng với lão hóa và gần như có thể dự đoán trước được.

Thay đổi nội tiết tố

Tóc bạn có thể mất đi khi uống thuốc ngừa thai hoặc trong thai kỳ, sinh nở, mãn kinh… Ở thời kỳ này, nội tiết tố thay đổi gây nên tình trạng tóc rụng. Tóc sẽ mọc trở lại. Tuy nhiên, một số trường hợp tóc có thể mất đi vĩnh viễn khi không được chăm sóc đúng cách từ bên trong và bên ngoài.

Tác đụng phụ của thuốc hoặc xạ trị

rựng tóc
một số tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị ung thư, viêm khớp, trầm cảm, thuốc dùng trong bệnh tim, huyết áp cao và thuốc trị gout… gây nên tình trạng tóc rụng. Các loại thuốc điều trị đã lấy đi các dinh dưỡng dành cho tóc làm thay đổi quá trình sinh trưởng và phát triển của tóc. Tóc yếu và rụng nhiều. Nhưng có thể sẽ mọc trở lại được sau khi ngừng sử dụng thuốc một thời gian.

Xạ trị cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Tuy nhiên, tóc thường rụng nhiều và không thể mọc trở lại được.

Do gặp phải một số bệnh lý

Các bệnh lý ngoài da như: nấm, vảy nến, eczema,… cũng khiến cho da đầu bị viêm, làm thay đổi cấu trúc của tóc. Tóc dễ bị tổn thương. Từ đó tóc sẽ bị mất đi. Tuy nhiên các lỗ chân lông bị bít, tóc không thể mọc lại được, gây nên tình trạng hói đầu.

Ngoài ra, một số bệnh như thiếu máu, tuyến giáp.. cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc

Căng thẳng

Căng thẳng kéo dài không chỉ dẫn đến tóc mất đi mà còn làm tăng tốc độ rụng tóc. Khi căng thẳng kéo dài, hoặc bạn gặp phải cú sốc tinh thần cơ thể tiết ra teleogen efluvium khiến cho tóc bạn nghỉ ngơi trước thời hạn, hệ miễn dịch mất kiểm soát, bạch cầu tấn công nang tóc gây gãy rụng. Tóc chỉ mất đi tạm thời và có thể mọc trở lại.

Sử dụng hóa chất và thường xuyên tạo kiểu

làm tóc quá nhiều dẫn đến rụng tóc
thay đổi kiểu tóc thường xuyên

Uốn, nhuộm, duỗi, đập phồng… thường xuyên giúp bạn đẹp và tự tin hơn. Nhưng các loại thuốc uốn, thuốc nhuộm, hay các tác động của máy uốn, máy sấy tạo kiểu… làm mái tóc bạn hư tổn. Uốn nhuộm nhiều gây ảnh hưởng lớn tới lớp biểu bì của tóc, khiến chúng liên kết không chặt chẽ. Đây chính là nguyên nhân khiến lõi tóc bị khô, nang tóc teo lại và các sợi tóc lần lượt rụng đi.

Bạn nên cân nhắc lại tình trạng của tóc trước khi làm tóc. Nên làm tóc 6 tháng/ lần và chủ động bổ sung dưỡng chất cho tóc.

Thường xuyên tạo những kiểu tóc lạ: búi, quấn, thắt… tóc sát da đầu cũng là nguyên nhân dẫn đến tóc rụng. Tạo các kiểu tóc cá tính này, bạn đã vô tình tạo nên 1 lực lên tóc, ảnh hưởng đến chân tóc và da đầu.

Chế độ ăn uống

Tóc chỉ thực sự khỏe đẹp khi được cung cấp đầy đủ chất dưỡng chất đặc biệt là từ bên trong. Các chế độ dinh dưỡng đầy đủ như bổ sung các vitamin và khoáng chất để cân bảng nội tiết tố giúp tóc chắc khỏe từ chân đến ngọn,

Bạn có thể dễ dàng nhận ra, nhưng người sau ăn kiêng giảm cân hoặc ăn chay thường gặp phải tình trạng tóc bị rụng.

Một số các trị rụng tóc

cấy tóc
cấy tóc

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trị rụng tóc. Dựa vào nguyên nhân gây nên tình trạng tóc mất đi mà bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp như: sử dụng thuốc kích thích mọc tóc, hạn chế tóc rụng, hay ngừng sử dung 1 số loại thuốc có tác dụng phụ làm rụng tóc…

Một số trường hợp rụng tóc vĩnh viễn có thể sử dụng các phương pháp như: phẫu thuật cấy tóc hay liệu pháp laser.

Khi bạn gặp phải tình trạng tóc bị mất nhiều, bạn nên thăm khám để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này. Từ đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị.

Một số phương pháp giúp hạn chế tình trạng rụng tóc tạm thời

Chăm sóc từ bên trong

  • Hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc đến từ máu. Vì thế bạn nên chủ động bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tóc chỉ thật sự khỏe đẹp khi được chăm sóc từ sâu bên trong.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc, tạo thói quen tốt sẽ giúp tóc khỏe đẹp hơn.

Chăm sóc tóc từ bên ngoài

  • Không nên tạo các kiểu tóc búi quá sát da đầu, tạo áp lực lên tóc.
  • Ưu tiên sử dụng lược chải đầu có răng thưa.
  • Hạn chế những tác động xấu từ môi trường bên ngoài có thể gây hại cho tóc như hóa chất, tác động mạnh từ máy sấy, máy uốn, …
  • Thời gian để thay đổi kiểu tóc theo các chuyên gia khuyên là 6 tháng/ lần. Bạn hãy cân nhắc tình trạng của tóc trước khi thay đổi kiểu tóc.
  • Lựa chọn các salon uy tín để làm tóc. Cần phải tìm hiểu nguồn gốc các loại thuốc uốn, ép, duỗi … mà mình sử dụng.
  • Không sử dụng các sản phẩm làm tóc hay các loại dầu gôi, kem dưỡng, kem ủ tóc trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất sứ.
  • Bảo vệ tóc khỏi tia cực tím bằng mũ, nón, ô…
  • Mát-xa da đầu, dùng các dầu gội dưỡng tóc và bổ sung các sản phẩm chứa thảo dược (như hà thủ ô, thục địa…) giúp kích thích tóc mọc trở lại.
  • Ngừng sử dụng các sản phẩm gây kích ứng. Nên chọn lựa các dầu gội đầu có thành phần tự nhiên. Hoặc bạn có thể tự làm dầu gội đầu cho mình
  • Cần phải thăm khám khi gặp vấn đề về da đầu như nấm, gàu… Phát hiện và chữa trị các bệnh này giúp hạn chế tình trạng tóc rụng. Không tự ý chữa trị các bệnh về da đầu.

Xem thêm: Hướng dẫn cách gội đầu bằng bia giúp tóc đẹp hơn mỗi ngày

Tổng kết

Mái tóc khỏe đẹp tạo nên sự tự tin cho bạn. Tuy nhiên nếu không chăm sóc tóc hàng ngày thì tóc bạn có thể sẽ rụng bất cứ lúc nào. Và có thể chúng sẽ mất đi vĩnh viễn. Điều này sẽ gây nên những phiền toái không đáng có cho bạn.

Vậy nên hãy chủ động chăm sóc tóc hàng ngày nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *